Mờ mắt vì lãi suất cao

09:05, 23/07/2010
Thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Trà Vinh xảy ra hàng loạt vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Hàng trăm gia đình vướng vào các vụ "bể nợ" bị lao đao bởi nguy cơ không những mất hết tài sản và còn trở thành "con nợ" vì hám lợi, vay tiền của nhiều người để cho vay lại nhằm kiếm lời từ chênh lệch lãi suất...

Ngày 9/6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Trà Vinh thực hiện lệnh bắt giam đối với Thạch Sương (47 tuổi, ngụ ấp Sa Bình, xã Long Đức, TP Trà Vinh) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điều ngạc nhiên cho nhiều người, bởi gia đình Thạch Sương làm ruộng, thuộc hộ nghèo ở địa phương và được Nhà nước xây dựng nhà tình thương vào năm 2005, thế nhưng Sương lại thực hiện lừa đảo của nhiều người với số tiền 1,57 tỷ đồng. Đây là câu chuyện rõ nhất về sự thiếu cảnh giác, thậm chí là quá hám lợi khi cho vay tiền để lấy lãi suất cao của một bộ phận người dân mà không hề quan tâm đến tính rủi ro quá cao trong việc cho vay.

Vụ Thạch Sương lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chuyện cười ra nước mắt, bởi sau khi được cấp nhà tình thương, Thạch Sương thuộc hộ nghèo nên được làm hồ sơ vay tiền ngân hàng 7 triệu đồng về chăn nuôi xóa đói giảm nghèo. Vay tiền ngân hàng có 7 triệu đồng nhưng Sương dám hỏi vay nhiều người với số tiền lớn để đáo hạn ngân hàng và Sương đưa ra lãi suất "quá nóng" nên nhiều người đã mờ mắt, quên đi bản thân gia đình Sương là hộ nghèo.

Bà Trương Thị Kim Hà (khóm 10, phường 9, Trà vinh), cho biết: "Tôi cho Thạch Sương vay tổng cộng 710 triệu đồng, trong đó có tiền nhà và tiền vay mượn của người khác. Thạch Sương hỏi vay tiền, nói là để đáo hạn ngân hàng cho khách, mỗi lần vậy có hồ sơ, có tài sản thế chấp, từ đó tôi mới tin tưởng cho vay nhưng nào ngờ...".     

Cơ quan CSĐT thực hiện lệnh bắt Vương Ngọc Châu vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng tỷ đồng.

Một vụ lừa đảo khác mà Cơ quan CSĐT Công an Trà Vinh đang làm rõ, cũng xuất phát từ hám lời vì lãi suất cao. Sau nhiều năm tuyên bố bể nợ, bỏ trốn, ngày 23/5/2010, Cơ quan CSĐT Công an Trà Vinh đã bắt giữ Nguyễn Thị Nga (27 tuổi, ngụ ấp Cây Ổi, xã Tập Ngãi, huyện Tiểu Cần) khi Nga đang lẩn trốn tại một nhà trọ ở tỉnh Bến Tre. Năm 2007, Nga vay mượn 80 triệu đồng để làm ăn, thế nhưng công việc không thuận lợi nên Nga thường hỏi vay tiền nóng để đóng lãi, cứ lãi sau cao hơn lãi trước và lãi nhập thành vốn nên Nga bỏ trốn mang theo số nợ 981 triệu đồng cùng 20 chỉ vàng 24k. Vụ bể nợ của Nga khiến nhiều hộ dân lao đao bởi vì ham lãi cao mà cho Nga vay mượn tiền. 

Trao đổi với chúng tôi về tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn, Thượng tá Lê Văn Việt, Chánh văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Trà Vinh, cho biết, thời gian gần đây trên địa bàn xảy ra nhiều vụ lừa đảo với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.

Thượng tá Việt còn cho biết thêm, Cơ quan CSĐT vừa hoàn tất hồ sơ và chuyển Viện KSND tỉnh đề nghị truy tố Lê Thị Phương Loan (43 tuổi, ngụ E9, chung cư Minh Đức, khóm 3, phường 6, TP Trà Vinh) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Từ năm 1993, Loan tham gia chơi hụi. Lúc đầu giữ uy tín nhưng dần dần cũng vướng vào con đường nợ nần phải vay mượn với lãi suất cao để trả nợ. Đến năm 2004, Loan bắt đầu mất cân đối với số tiền vay là 520 triệu đồng, trong khi tài sản của Loan chưa bằng phân nửa tiền nợ. Do đóng lãi, cộng với chi tiêu cá nhân trong gia đình, từ đó tiền vay ngày càng nhiều. Khi không còn khả năng thanh toán, Loan bắt đầu thực hiện hành vi lừa đảo và từ năm 2004 đến năm 2009, Loan chiếm đoạt tổng số tiền là hơn 1,55 tỷ đồng. Việc tuyên bố "bể nợ" của Loan khiến 33 hụi viên tham gia chơi hụi cùng Loan lao đao, trong đó có rất nhiều người phá sản vì vay tiền của người khác chơi hụi hoặc cho Loan vay lại kiếm lời.

Mới đây, TAND tỉnh Trà Vinh vừa mở phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Vũ Linh (37 tuổi, ở khóm 4, phường 4, thị xã Trà Vinh) 15 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Linh nguyên là cán bộ Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Trà Vinh, phụ trách cho vay. Từ năm 2004 đến 11/2007, là cán bộ ngân hàng nhưng Linh "chịu khó làm ăn" vay ngân hàng và vay bên ngoài với số tiền lên đến 3,38 tỷ đồng để kinh doanh cửa hàng ăn uống, tiệm uốn tóc… Do mất khả năng cân đối trả nợ, Linh dựng chuyện là vay mượn giúp cho nhiều người khác để đáo hạn ngân hàng nên trong khoảng thời gian từ cuối năm 2007 đến tháng 8/2008, Linh đã lừa đảo vay mượn của 11 người khác với số tiền khoảng 4 tỷ đồng.

Thực trạng "bể nợ" ở Trà Vinh xảy ra ở mức đáng báo động, ảnh hưởng kinh tế của hàng trăm gia đình. Theo Thượng tá Cao Văn Sậm, Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Trà Vinh: Để hạn chế tình trạng bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bà con không nên ham lãi suất cao mà thiếu thận trọng trong việc cho vay. Khi cho vay, không nên thực hiện theo kiểu tín chấp mà phải có tài sản thế chấp mới cho vay. Sau khi cho vay, nên thận trọng và thường xuyên xem xét lại đối tượng cho vay, xem họ có sử dụng đúng mục đích như thỏa thuận hay không. Có như vậy mới hạn chế được tình trạng lừa đảo như hiện nay


cand.com.vn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

46 năm tù cho vợ chồng chủ hành hạ cháu Hào Anh
Sau một ngày xét xử, HĐXX TAND tỉnh Cà Mau đã tuyên phạt Huỳnh Thanh Giang 23 năm tù giam; Mã Ngọc Thơm 23 năm tù giam về hai tội hành hạ người khác và cố ý gây thương tích. Lưu Văn Khánh 1 năm 6 tháng tù giam; Lâm Lý Quỳnh 1 năm 6 tháng tù giam về hai tội hành hạ người khác và cố ý gây thương tích. Ngoài ra, HĐXX còn tuyên buộc các bị cáo khắc phục hậu quả về mặt dân sự do
30/06/2010
Tai nạn giao thông
HGĐT- Vào hồi 15h, ngày 28.6, tại km số 0, quốc lộ 2, xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Theo thông tin ban đầu, vụ tai nạn được xác định là do lái xe ô tô mang BKS 23 T - 2918 đi từ phía công viên khi sang đường gặp xe mô tô BKS 33 N6 – 7800 phóng nhanh, không làm chủ được tốc độ, dẫn đến tai nạn.
28/06/2010
Hội thảo về xóa bỏ, thay thế cây chứa chất ma túy
HGĐT- Vừa qua, tại Hội trường lớn UBND huyện Quản Bạ, Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo về xoá bỏ, thay thế cây chứa chất ma tuý.
24/06/2010
Hà Giang thực hiện chính sách pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
HGĐT - Sau gần 3 năm ban hành luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Ủy ban thường vụ quốc hội (UBTVQH) tiến hành giám sát việc thực hiện luật này. Điểm đến đầu tiên của đoàn giám sát của ubtvqh về việc tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một tỉnh miền núi phía bắc - hà
23/07/2010