Hà Giang thực hiện chính sách pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
HGĐT - Sau gần 3 năm ban hành luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Ủy ban thường vụ quốc hội (UBTVQH) tiến hành giám sát việc thực hiện luật này. Điểm đến đầu tiên của đoàn giám sát của ubtvqh về việc tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một tỉnh miền núi phía bắc - hà giang.
So với các địa phương khác thì số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài của Hà Giang không nhiều. Là một tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc với trên 85% dân số là người dân tộc thiểu số và tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 21,52%, từ năm 2003 đến tháng 5.2010 toàn tỉnh chưa đến 3.000 người đi xuất khẩu lao động. Nhưng tại điểm đến đầu tiên của giám sát chuyên đề này, Đoàn giám sát của UBTVQH muốn tìm hiểu thực tế triển khai xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại 6 huyện nghèo của tỉnh; đồng thời xuống tận xã Bạch Đích, huyện Yên Minh để khảo sát. Hà Giang có 6 huyện nghèo nằm trong diện thụ hưởng Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu của Chính phủ. Triển khai thực hiện Đề án từ đầu tháng 5.2010, đã có 229 lao động thuộc 6 huyện nghèo đã qua vòng sơ tuyển, về Hà Nội học nghề, học ngoại ngữ và giáo dục định hướng để đi lao động xuất khẩu. Kết quả khảo sát, giám sát tại địa phương cho thấy, Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ đã được triển khai xuống cơ sở. Tổng kinh phí mà Chính phủ đầu tư thực hiện đề án này 4,715 tỷ đồng cùng các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện tối ưu cho người đi lao động xuất khẩu. Đề án hướng tới những đối tượng là người lao động cư trú dài hạn tại 61 huyện nghèo.
Làm việc với UBND tỉnh Hà Giang, Đoàn giám sát ghi nhận: Từ năm 2006 đến tháng 6.2010, UBND tỉnh đã ra văn bản chấp thuận cho 38 doanh nghiệp được phép tuyên truyền và tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh. Đây là những doanh nghiệp đã được Bộ LĐ - TBXH cấp phép chuyên đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đồng thời UBND tỉnh cũng ra văn bản chấm dứt hoạt động sơ tuyển lao động trên địa bàn tỉnh đối với 22 doanh nghiệp. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cũng đã cho 2.053 lượt hộ nghèo vay vốn đi XKLĐ với mức bình quân 19 triệu đồng/ hộ. Toàn tỉnh có 2.818 lao động đi XKLĐ. Tính trung bình mỗi người lao động ở Malaysia gửi về gia đình được 2,7 triệu đồng/tháng; lao động tại Đài Loan gửi về gia đình được 4,5 triệu đồng/tháng; lao động tại Hàn Quốc gửi về được 14 triệu đồng/tháng... Ước tính từ năm 2006 - 5.2010 lao động của tỉnh làm việc ở nước ngoài đã gửi về trên 139 tỷ đồng.
Theo quan điểm của Đoàn giám sát, chính sách về người lao động Việt
Giải pháp trước mắt để lao động của các tỉnh miền núi nói chung và Hà Giang nói riêng có cơ hội tiếp cận với thị trường lao động tốt - là địa phương phải hướng đến nguồn nhân lực có trình độ cao hơn, để đáp ứng được yêu cầu của những thị trường tốt hơn. Giải pháp này nó có tác dụng kích thích nguồn lao động trẻ phấn đấu hoàn thành các chương trình trung học phổ thông, đào tạo nghề, trung cấp... để có thể đi XKLĐ sang những thị trường tốt và tiềm năng như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Về phần mình, Đoàn giám sát của UBTVQH cam kết sẽ quan tâm ở tầm vĩ mô, quan tâm đến việc XKLĐ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Để chính sách đưa người lao động Việt
Hà Giang – chỉ là một trong những địa chỉ và là một trong những đối tượng chịu sự giám sát của UBTVQH về việc thực hiện chính sách pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đoàn giám sát của UBTVQH sẽ làm việc với nhiều bộ, ngành và địa phương khác nữa để có đủ cơ sở thực tế và lý lẽ nhằm đánh giá việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, công tác quản lý nhà nước một cách trung thực, khách quan và đúng mực nhất; đưa ra những kiến nghị xác đáng nhất đối với lĩnh vực vừa liên quan đến chính sách kinh tế, vừa liên quan đến an sinh xã hội – đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Ý kiến bạn đọc