Chân dung các “mẹ mìn”

07:46, 22/03/2010
Khi bị bắt, Khuất Thị Phương, trú tại Bản Phái (Tú Mịch, Lộc Bình, Lạng Sơn) mới 15 tuổi. So với cái tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới" của mình thì cô gái này thực già dặn và từng trải. Không chỉ thế, sự liều lĩnh, lì lợm của Phương khiến ngay cả các cán bộ điều tra cũng phải "choáng".

Khuất Thị Phương là đối tượng chính trong đường dây mua bán phụ nữ, trẻ em mà Phòng CSĐT tội phạm về TTXH, Công an tỉnh Lạng Sơn bóc gỡ hồi đầu năm 2009. Từ nhỏ, Phương đã tỏ ra sắc sảo, đáo để hơn hẳn so với những cô gái cùng trang lứa.

Năm 12 tuổi, trong một lần đi sinh nhật với bạn bè, Phương bị một nhóm thanh niên hư hỏng trong làng làm nhục, để rồi cuối năm đó cô ta cặp kè và sống như vợ chồng với một gã hơn mình cả chục tuổi là Hoàng Văn Quyền (23 tuổi, trú tại xã Tú Đoạn, huyện Lộc Bình). Kể từ khi gặp Quyền, hành trình trở thành "mẹ mìn" trẻ tuổi nơi biên giới của Khuất Thị Phương bắt đầu…

Để thực hiện kế hoạch, Quyền và Phương móc nối với một đối tượng tên Hương cùng tham gia. Khi phát hiện có hai "con mồi" là hai chị em ruột Nguyễn Thị H. và Nguyễn Thị L., đều trú tại thị trấn Lộc Bình, Lạng Sơn, cặp tình nhân Phương - Quyền đã quyết định cho các cô vào tròng.

Sau khi bán hai cô được 22 triệu đồng, thấy việc trót lọt, tiền vào tay quá dễ, Quyền, Phương càng nảy sinh lòng tham. Cả hai đã quyết định "phát triển kinh doanh". Và rồi nhiều cô gái người Lạng Sơn và các tỉnh lân cận đã bị chúng lừa bán.

Năm 2009, sau nhiều tháng ngày sống khốn khổ nơi đất khách, lần lượt bốn cô gái đáng thương đã từng bị đôi tình nhân Phương, Quyền lừa bán mới trốn được về Việt Nam và làm đơn tố giác bộ mặt của những kẻ buôn người. 

Cho đến ngày bị bắt, "thâm niên" hành nghề má mì của Khuất Thị Phương đã đến 2-3 năm, tức là khi mới 13-14 tuổi cô ta đã nhẫn tâm đẩy không biết bao cô gái vào cuộc sống khốn cùng. Giữa năm 2009, Phương bị tuyên phạt 3 năm tù về tội mua bán trẻ em; 5 năm tù về tội mua bán phụ nữ, tổng cộng là 8 năm phạt tù.

Gặp Phương ở trại giam sau khi bản án đã định đoạt, Phương có vẻ béo hơn so với ngày mới bị bắt. Có cái khác duy nhất là mái tóc ép thẳng, nhuộm vàng ngày xưa giờ thay bằng tóc xù rễ tre trông giống bờm sư tử. Khi được đặt câu hỏi: "Cùng là phận con gái với nhau, có khi nào em đặt mình vào hoàn cảnh của các bạn không?", Phương không trả lời. Nhưng có một chút bối rối thoáng qua trên gương mặt của má mì trẻ tuổi.

Tôi tiếp: "Em đã bao giờ nghĩ đến khi mãn hạn tù mình sẽ thế nào chưa? Quyền bị lĩnh 30 năm tù, liệu em còn chờ đợi Quyền mấy chục năm nữa?". Phương nghe câu hỏi của tôi mà trên mặt không lộ chút cảm xúc. Lát sau cô thủng thẳng nói: "Em chưa nghĩ đến chuyện đó, em còn trẻ mà, làm gì chả được. Còn chuyện em với Quyền chắc chỉ thế thôi chị ạ, vì ngay từ lúc yêu đã chẳng đâu vào đâu. Giờ anh ta bị mấy chục năm nữa, ai mà chờ được".

Hoàng Văn Quyền bị bắt trước khi Phương sa lưới. Khi vào trại, biết thừa Phương cũng đã bị bắt, nhưng chưa một lần anh ta nhắc đến và cũng chẳng đoái hoài hỏi han xem cô ta sống thế nào


cand

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Toà án Nhân dân tỉnh: Xét xử phúc thẩm vụ án Sầm Đức Xương mua dâm học trò
HGĐT- Trong các ngày 27 - 29.1, Toà án Nhân dân tỉnh đã tiến hành mở phiên toà xét xử phúc thẩm bị cáo Sầm Đức Xương với tội danh “Mua dâm nhiều lần trẻ vị thành niên”.
30/01/2010
Công an thị xã Hà Giang: Giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn trong dịp Tết
HGĐT- Trong những ngày đầu năm mới Canh Dần 2010, đến thăm cán bộ, chiến sỹ Công an thị xã Hà Giang, được tận mắt chứng kiến không khí bận rộn của các anh, mới phần nào hiểu được những khó khăn và sự hy sinh của các anh trên mặt trận giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, cũng như sự bình yên, hạnh phúc cho mỗi gia đình.
24/02/2010
Đồn Biên phòng Tùng Vài: Phát huy vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân khu vực biên giới
HGĐT- Đồn Biên phòng Tùng Vài có nhiệm vụ quản lý bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được đảm nhiệm gồm các xã: Tùng Vài, Tả Ván, Cao Mã Pờ thuộc huyện Quản Bạ, với tổng chiều dài đường biên là 28,5 km với 7 cột mốc. Địa bàn 3 xã trên có 8 dân tộc anh em cùng chung sống bao gồm dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng, Pú Y, Giấy,
24/02/2010
Đơn vị dẫn đầu phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
HGĐT- Lao Và Chải là xã vùng III của huyện Yên Minh, cách trung tâm huyện 11 km về phía Tây, có 16 thôn bản với 830 hộ, 4.890 khẩu, gồm 9 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 91,7%. Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, giao thông đi lại từ trung tâm xã đến các thôn bản rất khó khăn, dân cư sống không tập trung, đặc biệt có những hộ gia đình sống nhỏ lẻ
23/02/2010