Chân dung kẻ "cướp tiền giữa ngân hàng"

08:29, 21/01/2008
Hiệp đã lén rút ra 60 triệu đồng tiền qũy của công ty để đặt cửa một số trận bóng đá và thua sạch túi. Anh ta đã nghĩ đến cách đi cướp giật tiền tại ngân hàng để bù vào số tiền "rút lõi" đó. Hiệp còn tính rằng, sau khi chạy thoát, Hiệp sẽ quay lại siêu thị gần ngân hàng để lấy xe máy(!?).

 

 Phạm Ngọc Hiệp.

9h30’ ngày 18/1, tại quầy giao dịch của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long trên đường Phạm Ngọc Thạch, phường Kim Liên, quận Đống Đa (Hà Nội), khá đông người đến làm thủ tục gửi và rút tiền mặt. Đến lượt mình làm thủ tục, chị Nguyễn Thị C., 26 tuổi, đặt túi tiền đựng 120 triệu đồng lên mặt bàn và hí hoáy ghi các dữ liệu vào giấy đăng ký gửi tiền.

Bỗng chị thấy người bên cạnh giật phắt chiếc túi đựng tiền của mình rồi chạy rất nhanh ra ngoài đường (quầy giao dịch chỉ cách cửa ra vào của ngân hàng khoảng 20m). Chị thảng thốt hô lạc cả giọng: "Cướp! Có kẻ cướp tiền!".

Nghe tiếng hô của chị C., 2 nhân viên thuộc Trung tâm Bảo vệ Thăng Long - Bộ Công an đang làm nhiệm vụ bảo vệ phía cửa ngân hàng nhanh chóng đuổi theo tên cướp. Bị săn đuổi ráo riết, tên cướp đã vứt túi tiền lại vỉa hè và liều lĩnh phóng xuống lòng đường, nơi mật độ xe cộ qua lại dày đặc. Chính vì thế mà tên cướp bị một chiếc xe máy tông vào, chân phải bị gãy.

Vừa lúc đó, lực lượng bảo vệ và Công an phường Kim Liên đuổi đến nơi, kịp thời bắt giữ và đưa tên cướp vào Bệnh viện Đống Đa để băng bó chân bị gãy.

Khám người đối tượng, cơ quan Công an đã thu được hung khí đa năng (gồm cả lưỡi rìu, dao...). Tên cướp khai tên là Phạm Ngọc Hiệp, 24 tuổi, trú tại tập thể Đặc công (Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội).

Đáng ngạc nhiên là tên cướp có hành vi táo tợn này lại sinh ra và lớn lên trong một gia đình mà bố mẹ và chị gái đều là cán bộ Nhà nước, bản thân anh ta đang là nhân viên kế toán của một công ty tư vấn phát triển đô thị có trụ sở tại phố Núi Trúc.

Chiều 18/1, phóng viên Báo CAND đã tiếp xúc với đối tượng khi anh ta đang được cơ quan Công an đưa vào điều trị tại Bệnh viện Đống Đa. Theo lời kể của Hiệp thì anh ta rất ham mê cá độ bóng đá.

Vào ngày 15/1 vừa qua, Hiệp nhận tiền gửi của khách hàng vào quỹ của Công ty, nơi anh ta làm việc và đã lén rút ra 60 triệu đồng để đặt cửa một số trận bóng đá. Chỉ qua 2 ngày, Hiệp thua sạch túi.

Anh ta đã nghĩ đến cách đi cướp giật tiền tại ngân hàng để bù vào quỹ của công ty. Từ hôm trước (17/1), Hiệp đã đi bộ đến Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long để quan sát địa thế và lên phương án hành động.

8h30’ ngày 18/1, Hiệp mặc 2 lần áo khoác (theo anh ta khai mục đích để khi bỏ chạy sẽ lột một áo ra, đánh lạc hướng sự quan sát của những người đuổi bắt), mượn xe máy của bạn đến bãi gửi xe của siêu thị gần đấy gửi, rồi đi bộ sang ngân hàng, vờ làm khách hàng đến giao dịch để chọn "con mồi".

Khi phát hiện chị C. đi một mình và để túi tiền trên bàn giao dịch, anh ta áp sát và cướp giật túi tiền trên.

Anh ta toan tính rằng, cứ chạy bộ vượt qua dòng xe cộ đông đúc trên đường là thoát vào phố Đặng Văn Ngữ với nhiều ngõ ngách, sau đó quay lại siêu thị lấy xe máy tẩu thoát.


Công an nhân dân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

4 sinh viên vác súng đi cướp
6 tên cướp trong đó có 4 sinh viên Trường Cao đẳng GTVT Thái Nguyên mang theo hai khẩu súng đã khống chế, ép một đôi nam nữ lên xe máy, đưa ra cánh đồng vắng để cướp tài sản. Vụ cướp xảy ra ở Từ Liêm, Hà Nội.
31/12/2007
Góp một “nhành Xuân” hạnh phúc
(HGĐT)- Phường Trần Phú (thị xã Hà Giang, có 17 tổ nhân dân, 1.916 hộ với 7.127 nhân khẩu, trong đó chiếm khoảng 30% là người lao động tự do phổ thông.
31/12/2007
Tài xế xe “điên” định dùng tiền “chuộc lỗi”
Trí, tài xế xe “điên” gây tai nạn tối 27/12, nói trong tâm trạng không ổn định: "Tôi biết tôi gây hậu quả lớn lắm. Tôi xin lỗi và tôi sẽ bù lại cho những người bị gây hậu quả". "Anh định bù lại bằng gì?". Trí cúi đầu ấp úng trả lời: "Bù bằng vật chất".
30/12/2007
Một số thủ đoạn lừa đảo người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc
Bộ Lao động - Thương binh – Xã hội cho biết, thời gian gần đây, một số đối tượng lợi dụng Chương trình cấp phép lao động (EPS) để lừa đảo các lao động muốn đi làm việc tại Hàn Quốc. Chúng thu của người lao động số tiền lớn rồi bỏ trốn trong khi người lao động vẫn không được sang Hàn Quốc làm việc.
28/12/2007