Khám phá chiếc lược “Trú” của phụ nữ Pu Péo

10:49, 06/12/2023

BHG - Dân tộc Pu Péo là một trong những cư dân lâu đời nhất sinh sống ở vùng núi cực Bắc, tỉnh Hà Giang (chiếm 84% tổng số người Pu Péo ở Việt Nam). Hiện nay người Pu Péo có mặt tại 20/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, là một trong 5 dân tộc rất ít người của nước ta. Người Pu Péo có những gam màu riêng về văn hóa, tín ngưỡng; một trong số đó là cách vấn tóc với điểm nhấn là chiếc lược "Trú" cài tóc và các loại khăn vấn đầu của phụ nữ Pu Péo. Qua đó thể hiện sự độc đáo và bản sắc tộc người, cũng như quan niệm về tín ngưỡng cổ xưa của dân tộc này.

Sự kết hợp hài hòa giữa trang phục và cách vấn tóc giúp tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Pu Péo.
Sự kết hợp hài hòa giữa trang phục và cách vấn tóc giúp tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Pu Péo.

Có thể dễ dàng phân biệt một thiếu nữ Pu Péo với một phụ nữ có chồng qua cách búi tóc và đội khăn của họ, đó chính là chiếc lược "Trú" cài tóc. Phụ nữ Pu Péo đều để tóc dài, quấn khăn thành vòng tròn quanh đầu; phụ nữ có chồng sẽ búi tóc ở đỉnh trán và cài lại bằng chiếc lược "Trú" nhỏ bằng lòng bàn tay, hình bán nguyệt, làm từ sừng động vật hoặc bằng gỗ và khi quấn khăn bao giờ cũng để lộ ra búi tóc này.

Chiếc lược Trú cài đầu thường được làm từ gỗ, hoặc sừng động vật và có hình bán nguyệt, như 2 chiếc sừng.
Chiếc lược "Trú" cài đầu thường được làm từ gỗ, hoặc sừng động vật và có hình bán nguyệt, như 2 chiếc sừng.

Cách cuốn tóc như sau: Tay trái cầm lược đặt thẳng ở vị trí gần đỉnh đầu sau đó dùng tay phải cuốn tóc chiều kim đồng hồ theo chiều ngang của lược găm giữ cố định tóc.

Để cố định chiếc lược trên đầu, người phụ nữ Pu Péo tay trái cầm lược đặt thẳng ở vị trí gần đỉnh đầu sau đó dùng tay phải cuốn tóc chiều kim đồng hồ theo chiều ngang của lược.
Để cố định chiếc lược trên đầu, người phụ nữ Pu Péo tay trái cầm lược đặt thẳng ở vị trí gần đỉnh đầu sau đó dùng tay phải cuốn tóc chiều kim đồng hồ theo chiều ngang của lược.
Sau khi búi tóc xong, phụ nữ Pu Péo sẽ sử dụng 3 loại khăn có tên gọi: tin khẳn, nhiêu và pươi tô để xếp thành các lớp.
Sau khi búi tóc xong, phụ nữ Pu Péo sẽ sử dụng 3 loại khăn có tên gọi: "tin khẳn", "nhiêu" và "pươi tô" để xếp thành các lớp.
Sau khi búi tóc xong, phụ nữ Pu Péo sẽ sử dụng 3 loại khăn có tên gọi: tin khẳn, nhiêu và pươi tô để xếp thành các lớp.
Sau khi búi tóc xong, phụ nữ Pu Péo sẽ sử dụng 3 loại khăn có tên gọi: "tin khẳn", "nhiêu" và "pươi tô" để xếp thành các lớp.

Trong bối cảnh hội nhập, người phụ nữ Pu Péo ở Hà Giang vẫn luôn lưu giữ nét đẹp văn hóa và chiếc lược "Trú" vẫn được thế hệ trẻ kế thừa, phát huy trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động sản xuất. Qua đó, tạo điểm nhấn, nét riêng của phụ nữ Pu Péo; góp phần xây dựng bức tranh văn hóa nhiều màu sắc của Hà Giang đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Sự tinh tế trong từng chi tiết của trang phục và phụ kiện tạo cho người phụ nữ Pu Péo sự duyên dáng và khỏe mạnh.
Sự tinh tế trong từng chi tiết của trang phục và phụ kiện tạo cho người phụ nữ Pu Péo sự duyên dáng và khỏe mạnh.

Phóng sự ảnh: Hoàng Yến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khoảnh khắc tự hào một dải biên cương
Khoảnh khắc tự hào một dải biên cương
31/07/2023
Những con đường khát vọng

BHG - Sau gần 3 năm thực hiện khâu đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 -2025, những dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh như: Cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang; đường tỉnh ĐT177 (Bắc Quang - Xín Mần); ĐT176 (Yên Minh - Mậu Duệ - Mèo Vạc); ĐT176B (Mậu Duệ - Minh Ngọc); ĐT178 (Yên Bình - Cốc Pài); ĐT183 (đoạn km17 – km50+200 và đường Phố Cáo, Đồng Yên (Bắc Quang) đến giáp địa phận huyện Lục Yên (Yên Bái) và hàng nghìn cây số đường huyện, đường xã lần lượt được khởi công xây dựng, đầu tư nâng cấp với tổng mức đầu tư được phê duyệt gần 8.500 tỷ đồng. Điều này thể hiện quyết tâm cao của Đảng bộ tỉnh trong việc đưa nghị quyết vào cuộc sống.

30/11/2023
Tìm về hương vị của bánh Trung thu cổ truyền
BHG - Giữa đa dạng thể loại bánh Trung thu được cập nhật theo xu hướng thời đại và nhu cầu của thị trường, cơ sở sản xuất bánh của bà Hoàng Thị Ban vẫn lựa chọn sản xuất bánh trung thu với hương vị truyền thống, sản xuất thủ công không chất bảo quản.
29/09/2023
Mùa vàng ở Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nậm Hồng
BHG - Làng văn hóa cộng đồng thôn Nậm Hồng, cách trung tâm xã Thông Nguyên 3km, trung tâm huyện Hoàng Su Phì khoảng 40 km, nơi sinh sống của 100% hộ gia đình dân tộc Dao. Nậm Hồng mùa nào cũng đẹp, nhưng có lẽ vào độ cuối tháng 9 đầu tháng 10 là lúc Nậm Hồng đẹp nhất khi khoác lên mình màu vàng óng ả của những thửa ruộng bậc thang lúa đang vào độ chín vàng trải dài bên những sườn núi... 
27/09/2022