Triển vọng mô hình nuôi Don và cầy Mốc ở Yên Phú

10:42, 27/03/2025

BHG - Nắm bắt nhu cầu thị trường, chị Trần Thị Chào, thôn Pắc Mìa, thị trấn Yên Phú (Bắc Mê) đã phát triển mô hình nuôi Don và cầy Mốc. Đây là mô hình mới, nhu cầu đầu ra thị trường lớn, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đầu năm 2024 qua các kênh thông tin truyền thông, chị Chào biết được mô hình nuôi Don và cầy Mốc đem lại thu nhập cao cho người dân ở nhiều địa phương trên cả nước và chị cũng nhận thấy địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp nên chị quyết tâm học hỏi để phát triển mô hình mới này. Nhận thấy một số quy định về nuôi động vật hoang dã có thể ảnh hưởng đến việc phát triển mô hình nên trước khi triển khai mô hình chị đã tìm hiểu các quy định và được Chi cục Kiểm lâm tỉnh cấp Giấy chứng nhận mã số cơ sở nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB, động vật hoang dã nguy cấp thuộc phục lục II, III CITES. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận chị xuống tỉnh Thái Nguyên trực tiếp học hỏi kinh nghiệm nuôi, đồng thời mua 12 con Don giống; 12 con cầy Mốc (9 con cái, 3 con đực) với tổng giá trị trên 135 triệu đồng.

Chị Trần Thị Chào chăm sóc đàn Don của gia đình.
Chị Trần Thị Chào chăm sóc đàn Don của gia đình.

Chia sẻ về hệ thống chuồng trại, chị Chào cho biết: Chuồng cầy Mốc thiết kế chia theo từng ô vuông rộng khoảng 1 – 2 m2, đan bằng lưới sắt; mỗi chuồng nuôi 1 đôi; cầy Mốc thường ngủ ban ngày, ưa sạch sẽ, nên chuồng nuôi phải được dọn vệ sinh hàng ngày, tránh ẩm thấp; thức ăn chủ yếu là chuối chín và cơm. Đối với chuồng nuôi Don chị ngăn thành các ô để nuôi mỗi ô nhốt 1 con đực và 3 con cái, do Don là động vật gặm nhấm, thích ánh sáng tán xạ, chuồng nuôi làm nửa sáng, nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt, gió lùa, nắng nóng, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát; thức ăn của Don phong phú, đa dạng, bao gồm các loại rau, củ, quả, rễ cây, mầm cây.

Cầy Mốc có giá trị kinh tế cao vì có thịt thơm, ngon, dễ nuôi, thích nghi tốt với nhiều môi trường sống; vòng đời sinh sản của cầy Mốc khá nhanh, giúp người nuôi có thể xoay vòng vốn. Hơn nữa cầy Mốc ít bị bệnh, chủ yếu là bệnh đường tiêu hóa nên nguồn thức ăn cần đảm bảo vệ sinh và tiêm phòng đầy đủ; cầy Mốc không có dịch bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên trong chăn nuôi cần vệ sinh chuồng trại, không cho ăn thức ăn kém, sẽ gây bệnh tiêu chảy cho cầy; một năm cầy Mốc sinh sản 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 1 – 2 con. Còn Don sinh trưởng, phát triển trung bình 0,5 - 0,7 kg/con/tháng, Don trưởng thành từ 7 - 8 tháng đạt trọng lượng 3 - 4 kg/con thì bắt đầu sinh sản, một năm Don sinh sản 2 lứa mỗi lứa đẻ từ 2 – 4 con. Nắm kỹ các quy trình nuôi và chăm sóc nên đàn Don và cầy Mốc của gia đình chị Chào đang sinh trưởng, phát triển rất tốt.

Mô hình nuôi Don và cầy Mốc của chị Trần Thị Chào là mô hình khá mới ở địa phương; thị trường tiêu thụ Don và cầy Mốc rất lớn. Qua đó hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và có thể nhân rộng tại địa phương.

Bài, ảnh: HOÀNG TUYẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xã Lùng Tám chuyển đổi hơn 160 ha đất trồng ngô kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao
BHG - Thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp bền vững, xã Lùng Tám (Quản Bạ) đã tích cực triển khai Đề án chuyển đổi đất trồng ngô kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao. Đến nay, toàn xã đã chuyển đổi 160,86 ha, đạt 127,6% kế hoạch đề ra.
26/03/2025
Đặc sản bún khô truyền thống ở Tùng Bá
BHG - Thời gian gần đây, bún khô được nhiều người ưa chuộng bởi tính tiện lợi, dễ bảo quản và chế biến trong nhiều món ăn. Nắm bắt được xu thế đó, Tổ hợp tác sản xuất bún khô thôn Hồng Minh, xã Tùng Bá (Vị Xuyên) đã không ngừng cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng để đưa sản phẩm bún khô đến với thị trường trong và ngoài tỉnh.
26/03/2025
Chính phủ cho ý kiến về cao tốc gần 15.000 tỷ đồng đoạn Tân Quang - Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy
BHG - Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 2404/VPCP-CN, ngày 22.3.2025 gửi Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về phương án đầu tư dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 2) đoạn Tân Quang đến Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên.
26/03/2025
Bắc Mê lấy rừng để giữ rừng
BHG - Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là chính sách nhằm khuyến khích các cá nhân, tổ chức bảo vệ rừng (BVR) và phát triển rừng, cải thiện sinh kế cho Nhân dân. Vì vậy, huyện Bắc Mê xác định đây là giải pháp quan trọng giúp duy trì và phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững.
26/03/2025