Hoàng Su Phì phát triển kinh tế vườn hộ

08:33, 31/03/2025

BHG - Thực hiện phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng hàng hóa gắn với Phong trào thi đua xây dựng Nông thôn mới (NTM), huyện Hoàng Su Phì đã chú trọng tuyên truyền, vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp (CTVT), áp dụng khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế vườn hộ (KTVH). Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp mà còn giúp phát triển bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân.

Là địa phương có nhiều tiềm năng trong phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển sản xuất các sản phẩm từ vườn. Tuy nhiên, hầu hết các vườn vẫn đang còn tình trạng trồng cây tạp không mang lại hiệu quả kinh tế. Thực hiện phong trào CTVT, xây dựng vườn mẫu trong xây dựng NTM, UBND huyện đã chỉ đạo sự vào cuộc của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên hỗ trợ các hộ dân CTVT, thiết kế lô khoảnh, lựa chọn các loại giống cây trồng phù hợp, hướng dẫn bà con nông dân về khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng theo hướng hữu cơ. Hiện tại, các mô hình phát triển KTVH đã và đang nhận được sự tham gia hưởng ứng tích cực và được người dân triển khai hiệu quả, ngày càng được lan tỏa trên địa bàn toàn huyện. Dựa trên các cây trồng, vật nuôi thế mạnh, huyện Hoàng Su Phì tập trung xây dựng 3 chuỗi giá trị gồm: Chè Shan tuyết, cây ăn quả và sản phẩm gạo chất lượng cao.

Lãnh đạo xã Thàng Tín thăm mô hình trồng rau trái vụ của người dân thôn Ngài Thầu.
Lãnh đạo xã Thàng Tín thăm mô hình trồng rau trái vụ của người dân thôn Ngài Thầu.

Chè Shan tuyết là cây thế mạnh đang giúp huyện thực hiện nhanh công tác xoá nghèo và giúp nhiều hộ dân trở nên khá, giàu. Cây chè đã được người dân đưa vào trồng từ rất lâu, người dân đã quen và có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và thu hái chè. Loại chè được trồng và phát triển ở xã là giống chè Shan tuyết, uống rất ngon và được thị trường tiêu thụ ưa thích. Chính vì đặc điểm đó nên trong nhiều năm gần đây, huyện luôn coi chè là cây kinh tế mũi nhọn. Năm 2024, sản lượng chè qua chế biến, thành sản phẩm là 2.380 tấn, giá trị ước đạt gần 350 tỷ đồng, đóng góp đáng kể trong giá trị ngành nông, lâm nghiệp của huyện và đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ dân tham gia trồng, chế biến chè.

Mận Máu là sản phẩm nổi tiếng của huyện Hoàng Su Phì, chỉ đứng sau cây chè Shan tuyết. Với giá trị kinh tế cao, trong những năm gần đây, cây mận Máu đã trở thành nguồn thu nhập chính, góp phần giảm nghèo cho nhiều gia đình trên địa bàn huyện.

Là một trong những hộ tiêu biểu trong phong trào phát triển KTVH ở địa phương, gia đình chị Lù Già Đông, thôn Sưi Thầu, xã Chiến Phố có hơn 200 gốc cây mận Máu là một trong những hộ có diện tích mận lớn của thôn. Chị Đông cho biết: “Sau khi xã có chủ trương CTVT trồng cây ăn quả chuyên canh tôi và nhiều hộ gia đình trong thôn đã đưa cây mận Máu vào trồng. Hiện vườn cây đã cho thu hoạch, trừ hết chi phí, mỗi năm gia đình tôi thu lãi gần 40 đến 60 triệu đồng. Nhờ vậy đời sống của gia đình tôi cũng được nâng cao”.

Đồng chí Lý Chòi Nhàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì cho biết: Để tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, chính quyền địa phương đã chủ động mở các lớp tập huấn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tổ chức cho bà con đi tham quan học tập các mô hình sản xuất hiệu quả. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi... Năm 2024, huyện có 100 hộ đăng ký CTVT, phát triển KTVH. Kết quả thẩm định giải ngân được 90 hộ tương ứng 2.700 triệu đồng. Tổng diện tích đã cải tạo được trên 39.050 m2. Tổng số ngày công đã huy động được 1.160 công. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục vận động người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển KTVH. Qua đó góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo và xây dựng NTM ở địa phương”.

Từ thực tế cho thấy việc phát triển KTVH đã mang lại kết quả rõ nét, góp phần chuyển đổi từ vườn tự cung, tự cấp sang vườn kinh doanh; từ nông dân đơn thuần thành nông dân tiếp cận với sản xuất thị trường hàng hóa để nâng cao thu nhập cho người dân huyện Hoàng Su Phì.

Bài, ảnh: Nguyễn Yếm


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mùa lên nương trên Cao nguyên đá
BHG - Với hơn 80% diện tích tự nhiên là núi đá, Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn là một trong số vùng đất có điều kiện canh tác nông nghiệp khó khăn nhất cả nước. Tuy nhiên, vào mỗi độ Xuân về, trên những triền đá tai mèo khô cằn, đồng bào các dân tộc lại tất bật lên nương gieo trồng cho vụ mùa mới.
31/03/2025
Đổi thay ở Lùng Cháng
BHG - Lùng Cháng là một thôn vùng cao thuộc xã Thèn Phàng (Xín Mần). Mặc dù còn nhiều khó khăn, trong những năm qua được sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng sự nỗ lực của người dân, diện mạo nông thôn nơi đây đã có nhiều đổi thay, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng và đời sống sinh hoạt.
28/03/2025
Nhân rộng mô hình vỗ béo bò thịt và xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học
BHG - Sau 3 năm triển khai, Dự án “Xây dựng mô hình vỗ béo bò thịt và xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học” tại một số huyện vùng Cao nguyên đá Hà Giang đang mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân, giúp tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường bền vững.
28/03/2025
Thanh Vân tập trung nguồn lực xây dựng Nông thôn mới
BHG - Xác định xây dựng Nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, xã Thanh Vân (Quản Bạ) đã tập trung huy động nguồn lực, phát huy tinh thần đoàn kết của Nhân dân để từng bước hoàn thiện các tiêu chí, hướng tới mục tiêu cán đích NTM trong thời gian sớm nhất.
28/03/2025