Tạo động lực thúc đẩy kinh tế năm “nước rút”

14:30, 13/01/2025

BHG - Khép lại năm 2024 với “bức tranh” kinh tế khởi sắc, nhiều chỉ tiêu KT - XH đạt và vượt đang tạo động lực đưa nền kinh tế của tỉnh tiếp tục đà tăng trưởng ổn định trong năm “nước rút” thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.

Nỗ lực vượt thách thức

Năm 2024 được tỉnh xác định là năm tăng tốc, bứt phá và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lộ trình hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025. Mặc dù đối diện nhiều thách thức từ tình hình thế giới, khu vực và trong nước; thị trường bất động sản “đóng băng”, các dự án phát triển đô thị bị ảnh hưởng… nhưng với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành đã giúp nền kinh tế của tỉnh có nhiều điểm sáng.

Hoạt động xúc tiến thương mại giúp các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh mở rộng thị trường tiêu thụ.
Hoạt động xúc tiến thương mại giúp các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh mở rộng thị trường tiêu thụ.

Thực hiện theo phương châm hành động của Chính phủ “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”, tỉnh ta đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành, đề cao trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu KT - XH. Năm 2024 có 31/36 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Tỉnh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Các dự án thuộc Chương trình phục hồi KT - XH, nhất là đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (đoạn qua tỉnh Hà Giang); các dự án nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở, các dự án trọng điểm và các Chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai tích cực.

Bằng những biện pháp quản lý chặt chẽ đã giúp thu ngân sách nhà nước năm 2024 đạt 2.475 tỷ đồng, đạt 119,9% kế hoạch T.Ư giao, đạt 100,6% kế hoạch tỉnh giao, tăng 24,9% so với năm 2023. Kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 308 triệu USD, tăng 5,1% so với năm 2023. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 18% so với năm 2023. Sản xuất nông nghiệp ổn định, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và tăng cao hơn so với cùng kỳ. Du lịch tiếp tục tăng trưởng mạnh và khẳng định vai trò ngành kinh tế mũi nhọn; lượng khách du lịch trong năm đạt 3,286 triệu lượt, tăng 8,8% so với năm 2023.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2024 đạt 7%. Lĩnh vực văn hóa, xã hội, giải quyết việc làm có nhiều tiến bộ; giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn, phát huy; nhiều phong tục, tập quán lạc hậu từng bước xóa bỏ; an sinh xã hội được bảo đảm, nhất là chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát dù mới triển khai sau hơn 2 tháng nhưng đã giúp hàng nghìn gia đình hiện thực hóa ước mơ an cư lạc nghiệp; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm 6,26%; đời sống của Nhân dân ngày một nâng cao...

Quyết tâm gỡ “điểm nghẽn”

Cán bộ, phóng viên Báo Hà Giang tích cực chuyển đổi số trong hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí.
Cán bộ, phóng viên Báo Hà Giang tích cực chuyển đổi số trong hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Gia Long chia sẻ: Tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2025 đạt 8%; tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/năm; thu ngân sách nhà nước đạt 3.413 tỷ đồng; thu hút 3,5 triệu lượt khách du lịch. Đồng thời, xác định mục tiêu chung là huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thương mại - dịch vụ. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cơ bản hoàn thành, đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông. Phát triển du lịch bền vững, nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao.

Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, cải thiện môi trường kinh doanh. Phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo đảm QP - AN, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội...

Quyết tâm tháo gỡ “điểm nghẽn” để thực hiện các nhiệm vụ ngay từ những ngày đầu năm bằng sự đổi mới trong chỉ đạo, điều hành theo hướng trọng tâm, trọng điểm, kết hợp với khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa để tạo nền tảng bứt phá, tỉnh triển khai đồng bộ các nghị quyết, chương trình, kế hoạch về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhất là đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá, 5 chương trình trọng tâm, các nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh. Tập trung thúc đẩy 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; bố trí đủ vốn cho các dự án hoàn thành, dự án chuyển tiếp, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Phát huy hiệu quả nguồn vốn để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

Phát triển rau hàng hóa vụ Đông giúp người dân xã Quyết Tiến (Quản Bạ) nâng cao thu nhập.
Phát triển rau hàng hóa vụ Đông giúp người dân xã Quyết Tiến (Quản Bạ) nâng cao thu nhập.

Để tạo động lực thúc đẩy kinh tế năm 2025, tỉnh đẩy mạnh quản lý, thực hiện tốt các quy hoạch xây dựng, sử dụng đất; lập, triển khai các quy hoạch xây dựng đảm bảo chất lượng. Chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm trong quản lý xây dựng. Xây dựng hạ tầng thông tin hiện đại, đồng bộ nhằm kết nối các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, tạo nền tảng phát triển chính quyền số; thực hiện chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Thực hiện hiệu quả các mô hình điểm về triển khai Đề án 06 của Chính phủ.

Xác định nông nghiệp là “trụ đỡ” của nền kinh tế, tỉnh quyết liệt chỉ đạo khung thời vụ khép kín; đẩy mạnh thâm canh, đưa giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ; nâng cao giá trị canh tác trên đơn vị diện tích; khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ; thu hút doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi liên kết. Phát triển các sản phẩm chủ lực; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa các sản phẩm vào tiêu thụ ở siêu thị; phát triển làng nghề truyền thống theo hướng gắn với du lịch. Kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Nâng cao hiệu quả và tỷ lệ lấp đầy của các khu, cụm công nghiệp; hỗ trợ áp dụng công nghệ mới vào sản xuất; đổi mới công nghệ đối với các sản phẩm lợi thế của tỉnh theo hướng sản xuất sạch, sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường.

“Năm 2025, tỉnh sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy xuất, nhập khẩu; nâng cao chất lượng công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, thương mại. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, nhất là hoàn thiện hạ tầng giao thông liên kết vùng. Tập trung các giải pháp thu ngân sách; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã…” - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Gia Long khẳng định.

Bài, ảnh:  KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hoàng Su Phì đẩy mạnh phát triển cây mận Máu bản địa
BHG - Mận Máu là sản phẩm nổi tiếng của huyện Hoàng Su Phì, chỉ đứng sau cây chè Shan tuyết, là cây trồng thế mạnh của các xã phía Bắc của huyện. Với giá trị kinh tế cao, trong những năm gần đây, cây mận Máu đã trở thành nguồn thu nhập chính, góp phần giảm nghèo cho nhiều gia đình trên địa bàn huyện.
31/12/2024
Đổi thay vùng biên Tả Ván
BHG - Những năm gần đây, diện mạo xã biên giới Tả Ván (Quản Bạ) ngày càng khởi sắc, những con đường được nâng cấp, trải nhựa, nhiều ngôi nhà mới khang trang, các công trình dân sinh được đầu tư xây dựng... tạo dựng nên một bức tranh vùng quê thanh bình.
31/12/2024
Từ bảo tồn giống bản địa đến xây dựng chuỗi giá trị bền vững
BHG - Ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đang trở thành xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn tỉnh, các chương trình chuyển giao KHKT đang mang lại nhiều kết quả nổi bật, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững theo chuỗi giá trị và nâng cao đời sống nông dân.
30/12/2024
Đồng hành cùng tiểu thương kinh doanh bền vững
BHG - Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn là thời điểm sôi động nhất đối với các tiểu thương kinh doanh buôn bán và cung cấp dịch vụ. Nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, đặc biệt đối với các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, quà tặng và đồ trang trí. Các tiểu thương không chỉ tất bật chuẩn bị hàng hóa mà còn phải đối mặt với áp lực về vốn và quản lý tài chính. Để nhập hàng số lượng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng vọt, nhiều tiểu thương cần huy động thêm vốn, thường thông qua các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng. Việc xoay vòng vốn nhanh và quản lý dòng tiền hiệu quả trong giai đoạn này là yếu tố then chốt để tránh tình trạng thiếu nguồn vốn.
29/12/2024