Họp báo công bố số liệu thống kê KT-XH năm 2024

19:25, 06/01/2025

BHG - Chiều 6.1, Cục Thống kê tỉnh tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê KT-XH năm 2024. Đồng chí Trần Vĩnh Nội, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh chủ trì họp báo. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh.

Toàn cảnh buổi họp báo.
Toàn cảnh buổi họp báo.

Năm 2024, cấp ủy Đảng, chính quyền đã chủ động triển khai kịp thời nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, giải ngân đầu tư công, phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh và từng địa phương. Nhờ đó, KT-XH tỉnh đạt được những kết quả rõ nét. Cụ thể: Tốc độ tăng trưởng (GRDP) ước đạt 6,05%, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 5.147,9 tỷ đồng, tăng 3,91%; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 4.128,2 tỷ đồng, tăng 6,71%; khu vực dịch vụ đạt 938,8 tỷ đồng, tăng 7,3%. Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 2.475 tỷ đồng, tăng 24,9% so với thực hiện năm 2023. Tổng vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn tỉnh ước đạt 14.396,9 tỷ đồng. Kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh năm 2024 ước đạt 280,5 triệu USD, giảm 0,18% so với năm 2023. 

Đối với các lĩnh vực xã hội, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 30.505 lao động, đạt 169,5%; tỷ lệ huy động đến trường năm học 2024 - 2025 cơ bản đạt mục tiêu đề ra, tỷ lệ duy trì sỹ số hàng ngày của các cấp học đạt trên 98%; làm nhà ở, sửa chữa nhà ở cho 195 hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn với tổng số tiền 6.250 triệu đồng… 

Nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển KT - XH năm 2025, Cục Thống kê tỉnh đã đề xuất một số giải pháp quan trọng. Cụ thể: Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của T.Ư; đẩy mạnh lập và triển khai quy hoạch xây dựng chất lượng cao, phấn đấu xây dựng thành phố Hà Giang cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại II vào năm 2025; thúc đẩy tiến độ thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng để thích ứng với biến đổi khí hậu, tập trung sản xuất cho sản phẩm tốt, nâng cao giá trị thu hoạch; hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất; cải tiến việc xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại có hiệu quả; đưa công nghệ thông tin và truyền thông trở thành động lực quan trọng; quảng bá và xúc tiến đầu tư về du lịch gắn với đa dạng hoá sản phẩm du lịch… 

Tin, ảnh: Khánh Huyền 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đổi thay vùng biên Tả Ván
BHG - Những năm gần đây, diện mạo xã biên giới Tả Ván (Quản Bạ) ngày càng khởi sắc, những con đường được nâng cấp, trải nhựa, nhiều ngôi nhà mới khang trang, các công trình dân sinh được đầu tư xây dựng... tạo dựng nên một bức tranh vùng quê thanh bình.
31/12/2024
Hoàng Su Phì đẩy mạnh phát triển cây mận Máu bản địa
BHG - Mận Máu là sản phẩm nổi tiếng của huyện Hoàng Su Phì, chỉ đứng sau cây chè Shan tuyết, là cây trồng thế mạnh của các xã phía Bắc của huyện. Với giá trị kinh tế cao, trong những năm gần đây, cây mận Máu đã trở thành nguồn thu nhập chính, góp phần giảm nghèo cho nhiều gia đình trên địa bàn huyện.
31/12/2024
Từ bảo tồn giống bản địa đến xây dựng chuỗi giá trị bền vững
BHG - Ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đang trở thành xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn tỉnh, các chương trình chuyển giao KHKT đang mang lại nhiều kết quả nổi bật, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững theo chuỗi giá trị và nâng cao đời sống nông dân.
30/12/2024
Đồng hành cùng tiểu thương kinh doanh bền vững
BHG - Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn là thời điểm sôi động nhất đối với các tiểu thương kinh doanh buôn bán và cung cấp dịch vụ. Nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, đặc biệt đối với các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, quà tặng và đồ trang trí. Các tiểu thương không chỉ tất bật chuẩn bị hàng hóa mà còn phải đối mặt với áp lực về vốn và quản lý tài chính. Để nhập hàng số lượng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng vọt, nhiều tiểu thương cần huy động thêm vốn, thường thông qua các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng. Việc xoay vòng vốn nhanh và quản lý dòng tiền hiệu quả trong giai đoạn này là yếu tố then chốt để tránh tình trạng thiếu nguồn vốn.
29/12/2024