Đổi thay vùng biên Tả Ván

10:56, 31/12/2024

BHG - Những năm gần đây, diện mạo xã biên giới Tả Ván (Quản Bạ) ngày càng khởi sắc, những con đường được nâng cấp, trải nhựa, nhiều ngôi nhà mới khang trang, các công trình dân sinh được đầu tư xây dựng... tạo dựng nên một bức tranh vùng quê thanh bình.

Đồng chí Lò Dũng Phù, Bí thư Đảng ủy xã Tả Ván cho biết: Cấp ủy Đảng, chính quyền xã xác định để tạo được sự bứt phá mới, trước hết cần khảo sát kỹ tình hình phát triển KT - XH, tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân từ đó có sự lãnh, chỉ đạo, phát huy tinh thần tự chủ, lợi thế của địa phương; lồng nghép các nguồn lực và triển khai hiệu quả chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; chính sách trợ cước, trợ giá các mặt hàng thiết yếu, vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng, chuyển đổi nghề... đã có tác động trực tiếp, góp phần cải thiện đời sống, sản xuất của người dân.

Trồng chè giúp người dân xã Tả Ván nâng cao thu nhập.
Trồng chè giúp người dân xã Tả Ván nâng cao thu nhập.

Anh Vàng Hồ Thắng, thôn Lò Suối Tủng chia sẻ: “Trước đây, đời sống kinh tế của gia đình tôi chủ yếu dựa vào trồng ngô nên luôn khó khăn, thiếu thốn, được sự quan tâm của Nhà nước, người dân chúng tôi được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón; được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất. Gia đình tôi đã phát triển kinh tế dựa vào cây chè Shan tuyết cổ thụ của thế hệ ông bà để lại và trồng mới. Hiện gia đình tôi có 4.000 gốc chè Shan tuyết, mỗi năm cho thu hoạch 3 vụ, mỗi vụ thu khoảng 300 kg chè tươi, mức giá từ 20 – 60 nghìn đồng/kg tùy từng loại và từng thời điểm. Từ trồng chè đã giúp gia đình tôi có thu nhập ổn định”.

Toàn xã Tả Ván hiện có tổng diện tích gieo trồng 990 ha, trong đó cây ngô 532 ha, cây lúa 72 ha, cây dược liệu 223 ha, cây chè Shan tuyết 172,8 ha, cây ăn quả ôn đới 15,7 ha, cây rau đậu các loại; tổng đàn trâu, bò 1.384 con, lợn 3.455 con, gia cầm 10.233 con, ong 62 tổ. Cùng với sự đổi mới đi lên trong sản xuất, cơ sở hạ tầng của xã đã được Nhà nước đầu tư xây dựng. Trong năm 2024, xã đã di dời nhà ở khẩn cấp 28 hộ khỏi vùng có nguy cơ sạt lở; xóa nhà tạm, dột nát; thực hiện 4 tuyến đường bê tông nông thôn tại thôn Hòa Sì Pan và thôn Pao Mã Phìn; cải tạo vườn tạp, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, tuyến đường sáng – xanh – sạch – đẹp.

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân được quan tâm thực hiện và nâng cao; tăng cường các hoạt động duy trì, bảo tồn, phát huy bản sắc các dân tộc, xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh; nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Hằng năm, trên 60% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 23 triệu đồng/người/năm.

Nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cùng với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể, đời sống kinh tế, văn hóa của Nhân dân xã Tả Ván đã có những thay đổi rõ nét. Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo sự đồng thuận trong xã hội, tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào, chương trình hành động của địa phương, cùng chung sức xây dựng xã vùng biên Tả Ván ngày càng phát triển.

Bài, ảnh: NGUYỄN DỊU


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Từ bảo tồn giống bản địa đến xây dựng chuỗi giá trị bền vững
BHG - Ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đang trở thành xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn tỉnh, các chương trình chuyển giao KHKT đang mang lại nhiều kết quả nổi bật, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững theo chuỗi giá trị và nâng cao đời sống nông dân.
30/12/2024
Đồng hành cùng tiểu thương kinh doanh bền vững
BHG - Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn là thời điểm sôi động nhất đối với các tiểu thương kinh doanh buôn bán và cung cấp dịch vụ. Nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, đặc biệt đối với các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, quà tặng và đồ trang trí. Các tiểu thương không chỉ tất bật chuẩn bị hàng hóa mà còn phải đối mặt với áp lực về vốn và quản lý tài chính. Để nhập hàng số lượng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng vọt, nhiều tiểu thương cần huy động thêm vốn, thường thông qua các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng. Việc xoay vòng vốn nhanh và quản lý dòng tiền hiệu quả trong giai đoạn này là yếu tố then chốt để tránh tình trạng thiếu nguồn vốn.
29/12/2024
Hiệu quả liên kết trồng mía ở Phong Quang
BHG - Việc triển khai mô hình trồng mía liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp ở xã Phong Quang (Vị Xuyên) đã tạo ra giá trị mới, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn.
27/12/2024
Hội Cựu chiến binh tích cực tham gia phát triển kinh tế
BHG - Sau những năm tháng phục vụ trong quân ngũ, giờ đây các cựu chiến binh (CCB) trở về cuộc sống thường nhật, với tinh thần không ngừng nỗ lực, những người lính ấy vẫn tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong ở một trận tuyến mới mang tên “Phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo”. Là người lính bộ đội cụ Hồ, Hội CCB tỉnh luôn nỗ lực không ngừng trong việc học hỏi, sáng tạo. Năm 2024 Hội không chỉ góp phần giảm nghèo mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương.
27/12/2024