Sơ kết thực hiện mô hình trồng, thâm canh cây Lê gắn với phát triển du lịch sinh thái tại huyện Mèo Vạc

17:12, 01/11/2024

BHG - Ngày 1.11, tại xã Pả Vi (Mèo Vạc), Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND huyện Mèo Vạc tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện mô hình trồng, thâm canh cây Lê gắn với phát triển du lịch sinh thái.

Mô hình trồng, thâm canh cây Lê gắn với phát triển du lịch sinh thái tại huyện Mèo Vạc được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai từ tháng 5.2023 tại thôn Mã Pì Lèng của xã Pả Vi với quy mô 2 ha thuộc diện tích đất sản xuất của hộ bà Vừ Thị Mỷ. Mô hình được triển khai, thực hiện nhằm khai thác lợi thế vùng miền, phát triển sản phẩm cây ăn quả ôn đới có lợi thế cạnh tranh, kết hợp với du lịch sinh thái. Đồng thời chuyển giao kỹ thuật trồng cây ăn quả ôn đới theo hướng VietGAP, nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị thu nhập, tạo sinh kế cho người dân.

Các đại biểu tham quan mô hình trồng cây Lê VH6 tại thôn Mã Pì Lèng, xã Pả Vi (Mèo Vạc).
Các đại biểu tham quan mô hình trồng cây Lê VH6 tại thôn Mã Pì Lèng, xã Pả Vi (Mèo Vạc).

Thực hiện mô hình, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã hỗ trợ giống cây Lê VH6, các vật tư, phân bón, hóa chất và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho hộ thực hiện mô hình. Sau hơn 1 năm thực hiện, 2 ha Lê VH6 của hộ bà Vừ Thị Mỷ có tỷ lệ sống đạt hơn 96%, hiện nay cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh.

Trong quá trình thực hiện mô hình, Trung tâm Khuyến nông tỉnh còn tổ chức 4 lớp tập huấn cho 90 học viên là các hộ nông dân trên địa bàn huyện Mèo Vạc nhằm hướng dẫn cho các hộ về quy trình kỹ thuật trồng và thâm canh cây lê, tạo cảnh quan đẹp để phát triển du lịch sinh thái. Qua tập huấn đã giúp các hộ nắm được quy trình kỹ thuật để áp dụng tại gia đình và tuyên truyền cho các hộ khác để làm theo.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, trên cơ sở kết quả đạt được bước đầu của mô hình, có thể thấy việc triển khai, thực hiện mô hình là phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, dự kiến mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Đây cũng là cơ sở quan trọng để ngành Nông nghiệp tỉnh đề xuất với UBND tỉnh ban hành chính sách khuyến khích mở rộng và phát triển vùng cây ăn quả ôn đới trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Trần Kế - Minh Huệ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Toàn tỉnh trồng mới gần 2.800 ha rừng
BHG - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện trồng rừng mới ước đạt 2.791,5 ha, tăng 11,5% so với cùng kỳ, đạt trên 75% kế hoạch. Trong đó, trồng rừng sản xuất là 699,1 ha; trồng rừng sau khai thác được 2.092,4 ha. Trồng cây phân tán ước đạt gần 2,5 nghìn cây các loại, tăng 28,9% so với cùng kỳ; chăm sóc rừng trồng 1.023,8 ha; thực hiện khoán hộ trồng bảo vệ rừng 270.828,3 ha.
31/10/2024
Động lực thúc đẩy kinh tế hộ ở Bắc Quang
BHG - Việc hỗ trợ sinh kế cho người dân từ Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) thời gian qua được phát huy tác dụng đã tạo động lực thúc đẩy kinh tế hộ, giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Bắc Quang có cuộc sống ấm no.
30/10/2024
270 ngày thi đua “nước rút” ở Yên Minh
BHG - Nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, UBND huyện Yên Minh phát động phong trào thi đua “nước rút” trong 270 ngày (từ 1.10.2024 – 30.6.2025), quyết tâm hoàn thành đạt và vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2020 - 2025, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
30/10/2024
Nông dân thi đua làm giàu
BHG - Hơn 100 Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và Hội Nông dân (HND) tỉnh tặng các Chi hội trưởng Chi Hội Nông dân tiêu biểu xuất sắc trong toàn tỉnh năm 2024; 11 giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích trao cho Hội Nông dân các huyện tham gia Hội thi “Trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp” tỉnh lần thứ Nhất vừa được tổ chức tại thành phố Hà Giang là thành quả minh chứng nghị lực, quyết tâm vươn lên làm giàu của nông dân tỉnh ta.
29/10/2024