Tuổi trẻ Quản Bạ kết nối quảng bá nông sản địa phương

16:24, 14/10/2024

BHG - Thời gian qua, Huyện đoàn Quản Bạ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân và thanh niên quảng bá, tiêu thụ nông sản. Những hoạt động này không chỉ khơi dậy tiềm năng phát triển hàng hóa địa phương mà còn thúc đẩy liên kết, xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư vùng.

Quản Bạ là địa phương có nhiều sản phẩm OCOP 3, 4 sao cấp tỉnh. Bên cạnh đó, nhiều loại nông sản, thực phẩm có giá trị kinh tế cao đang được người dân và các Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn nhằm nâng cao chất lượng, giá trị trên thị trường. Để người dân, các HTX có điều kiện giới thiệu, quảng bá nông sản sạch, sản phẩm đặc trưng đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, Huyện đoàn Quản Bạ đã tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nối, trưng bày, giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại các phiên chợ văn hóa địa phương, lồng ghép tuyên truyền các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện.

Đoàn viên xã Cao Mã Pờ giới thiệu sản phẩm nông sản với người tiêu dùng.
Đoàn viên xã Cao Mã Pờ giới thiệu sản phẩm nông sản với người tiêu dùng.

Tại phiên chợ, Đoàn Thanh niên mỗi xã, thị trấn xây dựng một gian hàng trưng bày, có ít nhất 20 sản phẩm trở lên của thanh niên khởi nghiệp, sản phẩm đặc trưng địa phương được sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn như: Các loại rau, củ, quả, sản phẩm đạt OCOP như mật ong, dược liệu, Hồng không hạt, các loại quả mận, lê, đào... Tại đây, người tiêu dùng sẽ có cơ hội trải nghiệm và mua sắm những mặt hàng nông sản có chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả hợp lý.

Ngoài ra, tại phiên chợ còn có các hoạt động như: Biểu diễn văn nghệ mang bản sắc văn hóa quê hương; tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tuyên truyền về sản phẩm nông sản của thanh niên khởi nghiệp, gương thanh niên điển hình tiên tiến; tuyên truyền về kỷ niệm các ngày lễ lớn; tư vấn giới thiệu việc làm; tuyên truyền phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, luật Căn cước và hướng dẫn người dân tạo tài khoản và sử dụng dịch vụ công trực tuyến…

Chị Nguyễn Thị Hoa, người dân thị trấn Tam Sơn chia sẻ: “Tôi đặc biệt ấn tượng với những sản phẩm cây ăn quả của địa phương, rất tươi ngon, giá cả lại rẻ hơn sản phẩm cùng loại đang bán trên thị trường. Qua phiên chợ, tôi được tiếp cận với nhiều mặt hàng nông sản mới do người dân địa phương mình sản xuất và được nghe các bạn ĐVTN truyên truyền về các hoạt động xã hội, phiên chợ rất có ý nghĩa, để người dân có cơ hội được tiếp cận với nhiều thông tin hay, bổ ích”.

Gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản của Đoàn Thanh niên xã Cao Mã Pờ.
Gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản của Đoàn Thanh niên xã Cao Mã Pờ.

Đồng chí Trăng Văn Chương, Bí thư Đoàn thanh niên xã Cao Mã Pờ cho biết: “Thực hiện kế hoạch của Huyện đoàn về tổ chức các hoạt động phiên chợ văn hóa gắn với trưng bày giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024. Mỗi phiên chợ chúng tôi đều hỗ trợ quảng bá sản phẩm của thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn xã như: Cao ấu tẩu, thuốc tắm lá dân tộc Dao, dược liệu và các sản phẩm nông sản... Từ đó, góp phần thúc đẩy sản xuất và giúp người tiêu dùng tiếp cận được với những mặt hàng nông sản sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm”.

Chị Chảo Thị Lan, xã Cao Mã Pờ cho biết: “Tôi rất vui khi sản phẩm bài thuốc tắm truyền thống của dân tộc Dao được Đoàn thanh niên xã chọn trưng bày tại các phiên chợ văn hóa, giúp sản phẩm của gia đình tôi được phổ biến rộng rãi đến nhiều người. Qua đó, tôi có cơ hội được lan tỏa sản phẩm khởi nghiệp của mình và bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý tại mảnh đất quê hương”.

Đồng chí Viên Xuân Tùng, Bí thư Huyện đoàn Quản Bạ cho biết: “Phiên chợ văn hóa gắn với trưng bày giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chính là nhịp cầu kết nối sản xuất và tiêu thụ. Qua đó, góp phần đưa sản phẩm nông nghiệp của huyện đến với người tiêu dùng. Từ đó, thúc đẩy phong trào sản xuất nông sản sạch, chất lượng cao. Người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mạnh dạn đầu tư chế biến sâu, tạo dựng hình ảnh, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp địa phương. Tạo động lực để thanh niên khởi nghiệp, người dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, góp phần nâng cao thu nhập, đóng góp vào phát triển KT-XH của địa phương. Đồng thời, qua phiên chợ truyền thông giúp cho người dân nắm bắt được đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo. Từ đó định hướng người dân cùng tham gia và quản lý các chương trình một cách có hiệu quả hơn”.

Bài, ảnh: NGUYỄN DỊU


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Mê nỗ lực thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn
BHG - Hiện nay, tổng số hộ nghèo và cận nghèo của huyện Bắc Mê chiếm tỷ lệ 59,14%; ước thực hiện đến hết năm 2024 giảm 715 hộ, đưa tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm xuống còn 52,94%, chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch. Vì vậy, Bắc Mê đang nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp đưa huyện thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
28/09/2024
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Dự án chăn nuôi bò sữa
BHG - Sau khi có mặt bằng sạch, Tập đoàn TH True Milk đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hạng mục của Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao (CNC) tại xã Phong Quang (Vị Xuyên). Đến nay, dự án sắp hoàn thiện xây dựng hệ thống chuồng trại, đồng thời gấp rút triển khai các hạng mục tiếp theo.
26/09/2024
Nhân rộng các mô hình kinh tế tiêu biểu trên đất Quang Bình
BHG - Bằng sự sáng tạo, cần cù, chịu thương, chịu khó, những người nông dân huyện Quang Bình đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế tiêu biểu gắn với ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất. Từ đó, đem lại thu nhập cao và cuộc sống ổn định cho người dân, mở rộng các hình thức liên kết, thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa.
26/09/2024
Hướng đi mới để phát triển nông nghiệp bền vững
BHG - Đến hết năm 2023, tỉnh ta có trên 54.675 ha cây ngô; trong đó, ngô vụ Đông 20.100,4 ha, vụ Mùa 34.574,9 ha; sản lượng đạt 203.545,4 tấn. Tuy nhiên, với điều kiện đồi núi dốc, thiếu nước, đất sản xuất, diện tích canh tác nhỏ lẻ; việc áp dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hoá vào sản xuất gặp nhiều khó khăn; chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung… giá trị ngô đạt thấp.
14/10/2024