Những thương phẩm từ búp chè Shan tuyết

12:01, 25/10/2024

BHG - Ba vụ chè một năm. Cũng là những búp chè núi đơn giản ấy lại cho ra bao nhiêu chè thành phẩm như: Chè xanh, Hồng trà, Bạch trà, trà lên men... Mỗi loài đều mang một hương sắc riêng biệt quyến rũ và đậm đà khó quên. Đó chính là thứ tạo nên sức hút của chè Shan tuyết cổ thụ Hà Giang.

Trước đây, nói đến chè người ta thường chỉ biết đến chè sao suốt móc câu vốn là dòng chè thành phẩm phổ biến với vị chát, đắng ngọt hậu đặc trưng, nhưng theo sự phát triển của ngành chè, càng ngày các nhà sản xuất được tiếp cận và học hỏi thêm các phương pháp chế biến chè đa dạng, từ đây những búp chè Shan tuyết cho ra hơn mười loại chè thành phẩm tạo nên sự đa hình, đa sắc của chè rừng Hà Giang.

Bạch trà - một sản phẩm giá trị cao trên thị trường.
Bạch trà - một sản phẩm giá trị cao trên thị trường.

Sau chè sao suốt là Hồng trà, một dòng chè lên men có hương và màu sắc đa dạng. Hồng trà có vị dịu ngọt, hương đặc biệt thơm phảng phất mùi vị mật ong, hương caramen... Hồng trà tương đối phổ biến nhưng lại đòi hỏi kỹ thuật cao từ người sản xuất. Chế biến Hồng trà không đòi hỏi phải có nhiều công cụ như chảo, bom sao như các dòng khác nhưng yêu cầu kỹ thuật thì cực kỳ cao. Mỗi người sản xuất một loại chè thành phẩm đều cho hương vị khác nhau không ít nên cần am hiểu phương pháp ủ, quản lý nhiệt độ cho từng mẻ. Hồng trà uống dịu ngọt, không gây mất ngủ, rất tốt cho giải nhiệt nên thường được chị em phụ nữ ưa thích, đây cũng là nguyên liệu chính trong chế biến trà sữa rất được giới trẻ yêu thích.

Trà ống lam đã trở nên nổi tiếng thức trà đặc sản của Hà Giang được nhiều người tìm mua. Những ống nứa được bà con miền núi chọn lựa kỹ càng đều đặn, những búp chè thượng hạng được tỉ mẩn nhồi vào trong ống lam hơ trên bếp lửa, quá trình làm khô từ từ theo thời gian tạo nên hương vị riêng có của trà ống lam. Hương cốm của chè Shan tuyết quyện với nhựa cây nứa tươi, tạo nên hương vị núi rừng không thể trộn lẫn. Ưu điểm của trà ống lam là dễ bảo quản lại được nhiều nước cho một lần pha nên được người sành trà ưa thích.

Hồng trà - một loại trà được chế biến từ búp chè Shan tuyết.
Hồng trà - một loại trà được chế biến từ búp chè Shan tuyết.

Trà lên men sống hay gọi đơn giản là chè vàng, rất được khách hàng nước ngoài ưa thích bởi hương vị riêng biệt và có giá trị bảo quản lâu dài. Trà vàng được chế biến đơn giản nhưng cần hai khâu quan trọng nhất là thời điểm sao và phơi chè để tạo hương vị đặc trưng của thứ trà lên men mang đậm mùi nắng này. Chè lên men sống có điểm đặc biệt chính là càng để lâu càng có giá trị cao hơn, quá trình ủ chè theo thời gian sẽ giúp hương vị trà hóa thành các hương vị gần với các loại dược liệu quý. Bởi vậy mới có câu “một năm là trà, ba năm là thuốc” trà sống lên men từ khi đủ thời gian ủ có thể được pha chế uống trực tiếp hoặc mang ủ thành dòng trà chín, hoặc ép thành bánh trà có các hình dạng theo yêu cầu, từ đây các sản phẩm trà sẽ mang giá trị cao hơn trên thị trường.

Trong các dòng thành phẩm từ cây chè Shan tuyết Bạch trà búp là loại chè có giá trị cao nhất hiện nay. Bạch trà, trà trắng được coi như “nữ hoàng” của các loại trà bởi hương vị đặc trưng quý phái của dòng trà cao cấp này. Những búp trà trắng miên man từ lâu đã đi vào các tiệc trà của những người sành trà khắp nơi. Với nguyên liệu giá trị nên sản lượng của dòng trà này cũng không cao bằng các dòng khác nên mỗi năm đều rất được săn đón nhất là vào hai vụ Xuân và Thu.

Chè Shan tuyết là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho bà con Hà Giang. Theo sự phát triển, các sản phẩm chế biến từ chè Shan tuyết đã được nhiều người biết đến từ trong và ngoài nước. Ngày nay, nhu cầu thị trường đa dạng, các nhà sản xuất bắt nhịp với xu thế thị trường đã tạo nên sự thay đổi rõ rệt giúp ngành chè càng đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của khách hàng. Hiện nay trên thị trường các sản phẩm Bạch trà, Hồng trà, trà ép bánh... đã được người dùng công nhận với lượng đơn hàng không ngừng tăng lên, từng bước đưa thương hiệu chè Shan tuyết Hà Giang ra với thị trường thế giới.

Bài, ảnh: Trọng Toan


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nông nghiệp bứt phá về đích
BHG - Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 – 2025, các chỉ tiêu lĩnh vực nông nghiệp đang bứt phá về đích với 2/4 chỉ tiêu đạt và vượt, 2/4 chỉ tiêu đạt từ 95,4% đến 98,3% kế hoạch.
25/10/2024
Nâng cao vai trò của hợp tác xã trong phát triển nông nghiệp hàng hóa
BHG - Hiện nay tỉnh ta có khoảng 450 HTX hoạt động hiệu quả, trong đó có trên 80 HTX sản xuất, chế biến sản phẩm hàng hóa đặc trưng của tỉnh, với 275 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP cấp tỉnh từ 3 sao trở lên. Hoạt động của các HTX tỉnh có vai trò quan trọng trong liên kết và hỗ trợ cho các thành viên ở một số khâu quan trọng trong quá trình sản xuất như: Cung ứng dịch vụ đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật đồng thời thực hiện bao tiêu sản phẩm.
23/10/2024
Bắc Mê tập trung nguồn lực xây dựng Nông thôn mới
BHG - Bắc Mê là huyện nghèo, có xuất phát điểm thấp, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ; các nguồn lực đầu tư còn hạn hẹp, nhận thức một số bộ phận người dân còn hạn chế; sản xuất nông, lâm, nghiệp một số vùng, vẫn còn mang tính tự cung, tự cấp nên việc triển khai chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) gặp không ít khó khăn. Nhưng với quyết tâm CAO huyện Bắc Mê triển khai đồng bộ các giải pháp theo hướng có chiều sâu, nâng cao chất lượng, đảm bảo tính bền vững, huy động tối đa các nguồn lực tập trung xây dựng NTM.
22/10/2024
HTX sản xuất Nông nông nghiệp Xín Mần Điểm sáng vùng biên
BHG - Mặc dù mới thành lập được 3 năm và gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực và có hướng đi bền vững, Hợp tác xã sản xuất Nông nông nghiệp Xín Mần (HTX) ngày càng phát triển và trở thành điểm tựa vững chắc cho người dân vùng biên giới huyện Xín Mần. Với những bước tiến nổi bật và đóng góp cho sự phát triển của địa phương, HTX sản xuất Nông nông nghiệp Xín Mần đã được T.Ư Hội Nông dân Việt Nam biểu dương tại Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
22/10/2024