Bắc Mê nỗ lực thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn

20:02, 28/09/2024

BHG - Hiện nay, tổng số hộ nghèo và cận nghèo của huyện Bắc Mê chiếm tỷ lệ 59,14%; ước thực hiện đến hết năm 2024 giảm 715 hộ, đưa tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm xuống còn 52,94%, chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch. Vì vậy, Bắc Mê đang nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp đưa huyện thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Nguyên nhân huyện vẫn còn nằm trong tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn là do thời tiết diễn biến bất thường, thiên tai, mưa, lũ, hạn hán liên tiếp xảy ra gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhà nước và nhân dân; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống và sản xuất. Nhận thức của một bộ phận Nhân dân hạn chế, còn có tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, không vươn lên thoát nghèo; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở một số địa bàn vùng sâu, vùng xa còn cao. Điều kiện KT - XH khó khăn dẫn đến khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của một bộ phận nhân dân hạn chế; một số ít người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chưa phát huy hết trách nhiệm, chưa quyết liệt trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình; cấp ủy, chính quyền và ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp thực hiện nên việc tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm còn hạn chế, số lao động tham gia các hội nghị tư vấn ít; nhận thức của một bộ phận người lao động về việc làm còn hạn chế, sợ vất vả, một số không muốn đi làm xa gia đình…

Lãnh đạo huyện Bắc Mê kiểm tra tình hình thiệt hại do thiên tai.
Lãnh đạo huyện Bắc Mê kiểm tra tình hình thiệt hại do thiên tai.

Để khắc phục tình trạng trên, huyện Bắc Mê tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo, xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng thường xuyên của huyện. Tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung các văn bản của T.Ư, của tỉnh, của huyện. Tích cực tuyên truyền về công tác giảm nghèo, tìm hiểu rõ nguyên nhân nghèo để có các biện pháp hỗ trợ giúp đỡ hiệu quả thiết thực, từ đó đề cao vai trò của người dân, đặc biệt là bản thân người nghèo là nhân tố quyết định đến sự bền vững của chương trình giảm nghèo; khơi dậy ý chí tự lực vươn lên của chính bản thân người nghèo, kết hợp với hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng xã hội để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Kịp thời giới thiệu, biểu dương các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững để nhân rộng.

Đổi mới, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo. Triển khai các dự án giảm nghèo cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân sinh sống trên địa bàn huyện theo các mô hình tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương. Đẩy mạnh việc đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn lao động, trong đó chú trọng đến nâng cao chất lượng lao động ở các xã nghèo, vùng khó khăn cả về quy mô và chất lượng đào tạo. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra của cấp ủy, chính quyền các cấp, vai trò giám sát của HĐND, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của người dân trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về giảm nghèo bền vững. Tổ chức đối thoại chính sách giảm nghèo với người dân định kỳ và thường xuyên tại cơ sở.

Lãnh đạo huyện Bắc Mê kiểm tra Dự án nuôi bò liên kết tại thôn Cụm Nhùng, xã Phiêng Luông.
Lãnh đạo huyện Bắc Mê kiểm tra Dự án nuôi bò liên kết tại thôn Cụm Nhùng, xã Phiêng Luông.

Chủ tịch UBND huyện Bắc Mê, Trần Mạnh Tuyên cho biết: Thực hiện Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 22.7.2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số nội dung hỗ trợ 22 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 271/KH-UBND ngày 10.11.2022 hỗ trợ huyện Bắc Mê thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 – 2025 với tổng kinh phí bố trí cho Tiểu dự án 2 (Dự án 1) năm 2023 - 2024 là 218.745 triệu đồng. Cụ thể: Vốn đầu tư phát triển 199.388 triệu đồng, trong đó, ngân sách T.Ư 193.581 triệu đồng, ngân sách địa phương 5.807 triệu đồng, bố trí khởi công 4 công trình giao thông kết nối vùng; vốn sự nghiệp duy tu bảo dưỡng 19.357 triệu đồng từ ngân sách T.Ư huyện thực hiện duy tu bảo dưỡng 2 công trình giao thông. Trên cơ sở kinh phí được giao, huyện tổ chức thực hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự án và hoạt động thuộc các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021–2025, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững. Đồng thời, lồng ghép kinh phí thực hiện Tiểu dự án 2 hàng năm được phân bổ vào kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững hàng năm; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực, lồng ghép kinh phí các chương trình, các đề án có liên quan trên địa bàn để đảm bảo thực hiện mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025, huyện Bắc Mê thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Bài, ảnh: ĐỖ THỊ YẾN (Trường Chính trị tỉnh)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Dự án chăn nuôi bò sữa
BHG - Sau khi có mặt bằng sạch, Tập đoàn TH True Milk đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hạng mục của Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao (CNC) tại xã Phong Quang (Vị Xuyên). Đến nay, dự án sắp hoàn thiện xây dựng hệ thống chuồng trại, đồng thời gấp rút triển khai các hạng mục tiếp theo.
26/09/2024
Nhân rộng các mô hình kinh tế tiêu biểu trên đất Quang Bình
BHG - Bằng sự sáng tạo, cần cù, chịu thương, chịu khó, những người nông dân huyện Quang Bình đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế tiêu biểu gắn với ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất. Từ đó, đem lại thu nhập cao và cuộc sống ổn định cho người dân, mở rộng các hình thức liên kết, thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa.
26/09/2024
Đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn
BHG - Để trở thành “chỗ dựa” vững chắc giúp người dân vượt qua mọi khó khăn, thời gian qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Phòng Giao dịch (PGD) Yên Biên (thành phố Hà Giang) đã triển khai nhiều giải pháp tín dụng hỗ trợ khách hàng “vượt khó” trong sản xuất, kinh doanh. Chủ động tiếp cận, nắm bắt nhu cầu cần của khách hàng, hướng dẫn khách hàng về hồ sơ, thủ tục hỗ trợ lãi suất theo quy định… Qua đó, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu vốn của người dân vượt qua mọi khó khăn trong sản xuất.
25/09/2024
Agribank Tân Quang đẩy mạnh huy động vốn
BHG - Từ đầu năm 2024 đến nay, Phòng Giao dịch (PGD) Agribank Tân Quang (Bắc Quang) đã chủ động triển khai nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay và sử dụng vốn, qua đó góp phần quan trọng vào phát triển sản xuất, kinh doanh và kinh tế địa phương.
25/09/2024