Quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm

11:45, 09/08/2024

BHG - Những tháng cuối năm, dự báo tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, giá nguyên vật liệu đầu vào tiếp tục tăng, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp, việc thực hiện tăng lương cơ sở... đặt ra những thách thức trong công tác quản lý, điều hành giá từ nay đến cuối năm.

Theo các ngành chuyên môn, có nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá những tháng cuối năm. Trong đó, đối với mặt hàng thực phẩm, tình hình bệnh Tả lợn châu Phi đang diễn biến khá phức tạp tại một số địa phương ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn và công tác tái đàn của người chăn nuôi. Bên cạnh đó, giá thức ăn chăn nuôi cao do nguyên liệu và phụ gia sản xuất thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu. Tình hình mưa lũ thời gian qua kéo dài, gây thiệt hại diện tích lớn lúa, ngô và hoa màu của nhân dân, đặc biệt là tại các huyện như Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì... cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn cung và giá cả mặt hàng lương thực.

Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị HT Quang Trung (thành phố Hà Giang).
Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị HT Quang Trung (thành phố Hà Giang). Ảnh: Yên Hoa

Việc thực hiện tăng lương cơ sở từ 1.7.2024 cũng khiến nhiều người lo ngại về việc giá cả hàng hóa sẽ tăng theo. Bà Trần Thị Phương, cán bộ hưu trí, trú tại phường Trần Phú, thành phố Hà Giang chia sẻ: Sau khi Chính phủ thực hiện nâng lương, tôi thấy giá cả một số mặt hàng thiết yếu cũng tăng nhẹ. Tôi cũng khá lo lắng, vì sợ tăng lương nhưng vẫn không theo kịp tốc độ tăng giá của hàng hóa, đặc biệt càng về những tháng cuối năm giá các mặt hàng thiết yếu thường có xu hướng tăng, nhất là lương thực, thực phẩm, xăng dầu.

Để chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan thường xuyên theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường để triển khai các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật, nhất là đối với những hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. UBND tỉnh cũng yêu cầu tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai, niêm yết giá, công khai thông tin về giá theo quy định pháp luật.

Đối với mặt hàng lương thực, thực phẩm, Sở Nông nghiệp và PTNT cần tăng cường phối hợp với các huyện, thành phố triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Theo dõi sát tình hình sản xuất, nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn và biến động giá các yếu tố đầu vào (như vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y) từ đó kịp thời điều hòa cung - cầu các mặt hàng để ổn định giá cả thị trường. Đặc biệt, tập trung hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, tái đàn sau bệnh Tả lợn châu Phi; đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; chú trọng sản xuất, cung ứng con giống chất lượng, đảm bảo tổng đàn lợn, gia cầm đáp ứng đủ nhu cầu trước mắt và lâu dài của địa phương.

Các bậc phụ huynh lựa chọn đến những cửa hàng uy tín để lựa chọn mua sách cho con em mình.
Các bậc phụ huynh lựa chọn mua sách cho con em mình tại Thế giới sách. Ảnh: Phan Thoa

UBND tỉnh cũng yêu cầu các ngành liên quan theo dõi sát giá vật liệu xây dựng, thường xuyên cập nhật biến động giá để kịp thời công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng, nhân công khi có sự thay đổi. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá đối với các dịch vụ lưu trú, du lịch, kinh doanh vận tải, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng dịp cao điểm để tăng giá bất hợp lý. Ngành Y tế theo dõi sát tình hình dịch bệnh để đảm bảo cung ứng đủ thuốc, vật tư y tế với giá hợp lý, đúng quy định, phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý thị trường và các ngành chức năng tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, nắm bắt tình hình, diễn biến về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả. Triển khai các đợt cao điểm kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về giá tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, kiên quyết xử lý các trường hợp đầu cơ, ép giá, găm hàng, gian lận về giá để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

 YÊN HOA


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án các đô thị xanh
BHG - Những ngày cuối tháng 7, chúng tôi có mặt tại công trường thi công kè và đường hai bên bờ sông Miện, đoạn từ cầu suối Tiên đến khu vực cầu 3/2 thuộc Dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - Tiểu dự án Hà Giang. Dù có thời điểm mực nước dâng cao, nhiều đoạn bờ sông Miện bị sạt lở nghiêm trọng, nhưng tập thể cán bộ, kỹ sư, người lao động và nhiều máy móc của nhà thầu thi công - Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi 1 vẫn luôn túc trực, tranh thủ từng chút thời gian, bố trí triển khai các phần việc hợp lý nhằm đẩy nhanh tiến độ.
31/07/2024
Ngọt thơm mùa na chín
BHG - 30 ha na của nhân dân các tổ 6, 7, 8, 9 phường Quang Trung (thành phố Hà Giang) đang vào mùa thu hoạch. Năm nay, na được mùa, chất lượng đảm bảo, mẫu mã đẹp, giá ổn định từ 50 - 90 nghìn đồng/kg tùy loại, sản lượng ước khoảng 100 tấn, thời gian thu hoạch kéo dài từ tháng 7 - 11, người trồng na phấn khởi vì tăng thu nhập. Na núi đá Quang Trung trở thành thương hiệu được thị trường đón nhận.
31/07/2024
Toàn tỉnh gieo cấy được hơn 26 nghìn ha lúa vụ Mùa
BHG - Tính đến hết tháng 7.2024, toàn tỉnh gieo cấy được trên 26 nghìn ha lúa vụ Mùa, đạt hơn 93% kế hoạch năm 2024 và tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2023.
30/07/2024
Gắn kết với địa bàn biên giới
BHG - Với địa bàn hoạt động tại 5 xã của huyện Vị Xuyên, gồm Thanh Thủy, Thanh Đức, Lao Chải, Xín Chải và Phương Tiến; trong đó gồm 4 xã biên giới và 1 xã nội địa. Nhằm kịp thời chia sẻ khó khăn cùng người dân và doanh nghiệp, đồng thời góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế của địa bàn, trong 6 tháng đầu năm 2024, Agribank Thanh Thủy đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
29/07/2024