Chi trả dịch vụ môi trường rừng, cho rừng thêm xanh

09:37, 16/08/2024

BHG - Người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định, bền vững để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống; nhận thức của các tầng lớp nhân dân về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng được nâng lên; màu xanh trên những cánh rừng không ngừng phát triển, mở rộng, đó là những kết quả tích cực đạt được nhờ thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) của huyện Mèo Vạc.

Toàn huyện Mèo Vạc hiện có hơn 23.000 ha diện tích rừng được chi trả DVMTR. Các đơn vị sử dụng DVMTR gồm các Thủy điện: Na Hang; Chiêm Hóa; Nho Quế 1, 2, 3; Bảo Lâm 1, 3, 3A; Mông Ân; Bắc Mê; Sông Nhiệm 4 và Trung tâm Dịch vụ công cộng Môi trường và Cấp thoát nước Mèo Vạc.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Mèo Vạc tuần tra, bảo vệ rừng.
Cán bộ Hạt Kiểm lâm Mèo Vạc tuần tra, bảo vệ rừng.

Hàng năm, sau khi có thông báo phân bổ tiền DVMTR, UBND huyện Mèo Vạc đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh xây dựng kế hoạch chi trả và niêm yết công khai danh sách các hộ về diện tích, số tiền được chi trả tại nhà văn hóa thôn, UBND các xã, thị trấn trước khi thực hiện giải ngân. Căn cứ danh sách các hộ, cá nhân được nhận tiền, Bưu điện huyện phối hợp với các xã, thị trấn tiến hành chi trả theo danh sách được phê duyệt.

Để chính sách chi trả DVMTR được thực hiện khách quan, đúng, đủ, kịp thời, huyện Mèo Vạc đã thành lập Ban Kiểm tra, giám sát chi trả DVMTR cấp huyện và tiến hành tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên. Nội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào các nội dung như: Công tác lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn; công tác giải ngân, quản lý, sử dụng và quyết toán tiền DVMTR tại các xã, thị trấn, cộng đồng dân cư; việc niêm yết, công khai danh sách các tổ chức, cá nhân, hộ được chi trả DVMTR; kiểm tra, đánh giá hoạt động của các tổ, đội bảo vệ rừng chuyên trách tại các thôn; công tác tổ chức, hoạt động của Ban Kiểm tra, giám sát cấp xã. Qua công tác kiểm tra, giám sát cho thấy, việc chi trả tiền DVMTR trên địa bàn huyện thời gian qua luôn được thực hiện đúng theo quy định, hướng dẫn, đảm bảo chi đúng, đủ cho các thôn, chủ rừng; làm thay đổi nhận thức, hành động của các chủ rừng, hộ nhận khoán bảo vệ rừng, các tổ quần chúng bảo vệ rừng trong công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng. Đặc biệt, với số tiền được hưởng đã giúp nhiều thôn, hộ có thêm nguồn lực để đầu tư cho các hoạt động phát triển chung của thôn cũng như hoạt động phát triển kinh tế của gia đình.

Nhiều tuyến đường bê tông của thôn Há Chế, xã Sủng Trà hoàn thành nhờ nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng.
Nhiều tuyến đường bê tông của thôn Há Chế, xã Sủng Trà hoàn thành nhờ nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng.

Anh Thò Mí Xá, Trưởng thôn Cán Chu Phìn, xã Cán Chu Phìn cho biết: Hàng năm, thôn được chi trả khoảng 100 triệu đồng tiền DVMTR. Với nguồn kinh phí này, ngoài chi cho công tác quản lý, bảo vệ rừng, thôn đã họp bàn, thống nhất xây dựng các tuyến đường bê tông vào nhóm hộ, hồ treo, giúp người dân đi lại thuận lợi. Phương án này được người dân đồng thuận, nhất trí cao.

Những năm qua, tỷ lệ che phủ rừng của huyện không ngừng tăng; số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp có chiều hướng giảm. Để có kết quả này, cấp ủy, chính quyền huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về phát triển lâm nghiệp, nhất là chính sách chi trả DVMTR. Trên cơ sở kết quả đạt được, hiện nay, huyện tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả chính sách chi trả DVMTR, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn huyện đạt 38,2% vào cuối năm 2024; đồng thời nâng cao thu nhập cho người dân từ nghề rừng.

Bài, ảnh: TRẦN KẾ

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Mê nâng cao giá trị sản phẩm OCOP
BHG - Tập trung nâng hạng những sản phẩm đã được công nhận, đồng thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp xây dựng sản phẩm chủ lực, tiến lên đạt chuẩn OCOP là một trong những chủ trương, giải pháp quan trọng, góp phần trong việc xác lập vị trí nhiều mặt hàng nông sản có thế mạnh của huyện Bắc Mê.
15/08/2024
Tiếp sức cho nông dân làm giàu
BHG - Những năm qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đã phát huy hiệu quả, giúp hàng nghìn nông dân có vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng.
14/08/2024
Thèn Phàng nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
BHG - Để phát triển thương hiệu OCOP gạo tẻ Già Dui Xín Mần, việc mở rộng vùng nguyên liệu và nâng cao chất lượng sản phẩm luôn được xã Thèn Phàng (Xín Mần) chú trọng thực hiện trong thời gian qua.
13/08/2024
Nhân rộng mô hình nuôi Tôm Càng xanh ở Phú Linh
BHG - Sau 1 năm triển khai, mô hình nuôi Tôm Càng xanh ở xã Phú Linh (Vị Xuyên) đang dần chứng minh được hiệu quả kinh tế, từng bước giúp nhiều hộ dân tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống.
13/08/2024