Nguồn vốn đồng hành phát triển kinh tế vườn rừng

15:23, 26/07/2024

BHG - Bắc Mê là một trong những huyện có diện tích rừng lớn nhất trong tỉnh, lên đến gần 53.700 ha, trong đó, riêng rừng sản xuất là 25.500 ha. Rừng không chỉ là “lá phổi xanh” điều hoà khí hậu mà còn là nguồn thu nhập cho người dân. Bên cạnh sự quan tâm, vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) chi nhánh huyện Bắc Mê đã góp phần bảo vệ và phát triển rừng thông qua hỗ trợ người dân phát triển kinh tế vườn rừng.

Anh Nguyễn Văn Tuyên, thôn Bản Lạn, thị trấn Yên Phú là một khách hàng của Agribank Bắc Mê, chia sẻ: “Kinh tế gia đình tôi chủ yếu phụ thuộc vào trồng rừng và làm ruộng, chăn nuôi. Năm 2015, để phát triển kinh tế, tôi đã làm thủ tục vay vốn của ngân hàng Agribank Bắc Mê và được các cán bộ ngân hàng hỗ trợ rất nhiệt tình. Từ nguồn vốn đã vay, tôi đã đầu tư mua thêm trâu về nuôi và thay đổi cơ cấu vườn rừng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tôi rất cảm ơn sự hỗ trợ, đồng hành của chi nhánh”.

Anh Nguyễn Văn Tuyên, thôn Bản Lạn, thị trấn Yên Phú trồng cây Quế mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Nguyễn Văn Tuyên, thôn Bản Lạn, thị trấn Yên Phú trồng cây Quế mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Tuyên cho biết thêm: Làm kinh tế vườn rừng tuy thời gian lâu nhưng ổn định, ít rủi ro hơn so với chăn nuôi và trồng những loại cây khác. Hiện tại, tổng diện tích rừng của gia đình là 11 ha, chủ yếu là trồng Quế. Đến nay đã có thể cho thu hoạch, mang lại thu nhập trung bình 50-80 triệu đồng/ha. Đồng thời, với tư cách là trưởng thôn Bản Lạn, anh Tuyên cũng tuyên truyền, hỗ trợ bà con trong thôn làm kinh tế vườn rừng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ, phát triển rừng. Hiện toàn thôn có 361 ha rừng, trong đó 233 ha là rừng sản xuất, giao cho 48 hộ, chủ yếu là trồng cây Quế, Keo, Mỡ và Bạch đàn.

Thực hiện sứ mệnh chủ lực là đồng hành cùng “tam nông”, đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nỗ lực giúp bà con phát triển kinh tế; Agribank Bắc Mê đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nguồn vốn như đơn giản tối đa hồ sơ, thủ tục, áp dụng linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay để ngày càng có nhiều khách hàng được tiếp cận vốn vay. Đồng thời, các cán bộ chi nhánh luôn nhiệt tình, trách nhiệm, bám sát địa bàn, kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng nguồn vốn hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng.

Anh Nguyễn Văn Tuyên trồng cỏ voi phục vụ chăn nuôi của gia đình.
Anh Nguyễn Văn Tuyên trồng cỏ voi phục vụ chăn nuôi của gia đình.

Chi nhánh đã và đang áp dụng chương trình giảm lãi suất cho vay đối với tất cả các món vay, đặc biệt với cho vay lĩnh vực trồng trọt, phát triển kinh tế vườn rừng, lãi suất áp dụng cho vay là 7-9%/năm. Qua đó đã giúp nhiều bà con có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn và an tâm phát triển kinh tế, bảo vệ và phát triển rừng. Đến hết tháng 6.2024, tổng dư nợ Agribank Bắc Mê là 369,521 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ ngắn hạn là 175,546 tỷ đồng, dư nợ trung hạn là 49,553 tỷ đồng và dư nợ dài hạn là 144,422 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ trung, dài hạn là 52,5%.

Giám đốc Agribank chi nhánh Bắc Mê, Trịnh Văn Hóa cho biết: Tuy địa bàn rộng, giao thông đến một số xã, thôn còn khó khăn, nhưng được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền địa phương, cùng thế mạnh là ngân hàng lâu đời, uy tín trong nhân dân, các cán bộ Agribank Bắc Mê luôn nêu cao tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ, đồng hành cùng bà con nông dân phát triển kinh tế, đặc biệt đối với lĩnh vực kinh tế vườn rừng là lĩnh vực chủ yếu và là thế mạnh, phù hợp với điều kiện địa phương. Thời gian tới, Agribank Bắc Mê sẽ tiếp tục bám sát chương trình, mục tiêu phát triển KT-XH của huyện, tập trung ưu tiên vốn vay cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nâng cao hơn nữa hiệu quả vốn vay, để ngân hàng thực sự là người bạn đồng hành của nông dân trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Bài, ảnh: Như Nguyệt

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giải pháp nâng cao hiệu quả cải tạo vườn tạp ở Bắc Quang
BHG - Nhằm thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả Nghị quyết số 05 của BCH Đảng bộ tỉnh về “Cải tạo vườn tạp, phát triến kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025”, huyện Bắc Quang đã chỉ đạo các xã, thị trấn, trên cơ sở mục tiêu nghị quyết và căn cứ vào đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng để xây dựng kế hoạch cụ thể hóa, lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp nhằm đem lại thu nhập ổn định cho người dân theo hướng bền vững. 
26/07/2024
Sùng Minh Quang làm giàu trên mảnh đất quê hương
BHG - Sinh năm 1998, đoàn viên Sùng Minh Quang, dân tộc Mông, thôn Suôi Thầu, thị trấn Cốc Pài (Xín Mần) khiến nhiều người nể phục bởi đức tính chịu khó, ham học hỏi và dám nghĩ, dám làm khi quyết định đầu tư phát triển kinh tế từ cây ăn quả. Anh là một trong những thanh niên trẻ, tiên phong làm giàu trên chính mảnh vườn của gia đình mình.
24/07/2024
Phố Cáo đa dạng các mô hình phát triển kinh tế
BHG - Những năm qua, đẩy mạnh phong trào thi đua hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP- AN, xã Phố Cáo (Đồng Văn) đã thực hiện đa dạng các mô hình phát triển kinh tế, qua đó từng bước tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.
23/07/2024
Đồng hành cùng bà con nông dân
BHG - Định hướng chủ trương, ban hành chính sách, hỗ trợ nguồn vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, liên kết chuỗi giá trị, kết nối tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ xây dựng thương hiệu... Đây là những hành động cụ thể của huyện Vị Xuyên để đồng hành, hỗ trợ người nông dân, hướng đến nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị thu hoạch trên diện tích đất canh tác hàng năm.
23/07/2024