Thành tựu từ quyết tâm và nỗ lực vượt khó

13:33, 20/12/2023

BHG - Quyết liệt, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành, nỗ lực vượt qua khó khăn, chủ động nắm bắt cơ hội, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân là “chìa khóa” giúp Hà Giang đạt nhiều thành tựu nổi bật trong phát triển KT - XH năm 2023.

Quyết liệt, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành

Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Nghị quyết HĐND tỉnh về Kế hoạch phát KT - XH 5 năm 2021 - 2025. Toàn tỉnh bắt tay thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó sản lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp khoáng sản nhiều dẫn tới tình trạng hoạt động sản xuất công nghiệp bị thu hẹp; thị trường bất động sản chưa phục hồi, hầu hết các dự án phát triển đô thị bị ảnh hưởng; giá nguyên vật liệu tăng; thời tiết, thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường, gây thiệt hại lớn cho sản xuất, đặc biệt là tình trạng hạn hán kéo dài ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất điện. Tổng thiệt hại do thiên tai ước trên 99 tỷ đồng.

Tập trung máy móc đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua tỉnh Hà Giang.
Tập trung máy móc đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua tỉnh Hà Giang.

Khó khăn luôn thường trực, nhưng với quyết tâm cao, tỉnh bám sát chỉ đạo của T.Ư, vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tiễn, tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, trong đó: Giao kế hoạch phát triển KT - XH và dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) cho các địa phương, đơn vị từ rất sớm; kịp thời thực hiện các chính sách, nghị quyết, chương trình của T.Ư, tỉnh; chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất, kinh doanh; lồng ghép, huy động nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và 3 chương trình MTQG; tăng cường quảng bá, thu hút đầu tư, phát triển du lịch; khởi công mới, đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều dự án trọng điểm, đặc biệt các dự án lớn về kết cấu hạ tầng giao thông; ban hành đề án và thành lập Ban Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh. Thực hiện tốt các chính sách người có công, đối tượng chính sách, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo vững chắc QP - AN, đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Nhiều thành tựu nổi bật

Chịu sự tác động của nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây áp lực lên nền kinh tế, nhưng với nhiều giải pháp quan trọng, KT - XH của tỉnh vẫn đạt nhiều kết quả tích cực. Có 31/36 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; tỉnh khởi công nhiều công trình trọng điểm, như: Đập dâng nước tạo cảnh quan thành phố Hà Giang; Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 2 và xây dựng cầu mới nối với đường vành đai phía Nam thành phố Hà Giang; cải tạo, nâng cấp nhiều tuyến đường tỉnh lộ; khởi công Dự án Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua tỉnh Hà Giang; Cải tạo, nâng cấp Bảo tàng tỉnh Hà Giang. Hoàn thiện, trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phát triển chăn nuôi bò hàng hóa tại HTX Cát Lý, xã Thuận Hòa (Vị Xuyên).
Phát triển chăn nuôi bò hàng hóa tại HTX Cát Lý, xã Thuận Hòa (Vị Xuyên).

Các Chương trình MTQG được triển khai tích cực, khẩn trương, hoàn thành phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp thực hiện 3 chương trình cho các địa phương, đơn vị; giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển 3 chương trình đạt 95,68%, vốn sự nghiệp đạt 89,85%; hoàn thành 100% tiêu chí Nông thôn mới theo kế hoạch. Nhiều chỉ tiêu phát tiển KT - XH tăng khá so với năm 2022 như: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 15 nghìn tỷ đồng, tăng 10,85%; khách du lịch đến tỉnh đạt 3 triệu lượt người, tăng 32%; kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 293,58 triệu USD, tăng 3,5 lần; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt trên 16.870 tỷ đồng, tăng 17,55%; tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 177.230 ha, tăng 0,07%; giá trị sản phẩm trồng trọt bình quân/ha đất canh tác đạt 62 triệu đồng, tăng 2,8 triệu đồng. Tổng dư nợ tín dụng ước đạt trên 30.000 tỷ đồng, tăng 8%; đào tạo nghề cho 21.950 người, tăng 48%; giải quyết việc làm cho 27.357 lao động, đạt 153,7% kế hoạch. Có 12 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 3.388 tỷ đồng; 317 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc đăng ký thành lập mới với số vốn trên 1.000 tỷ đồng.

Công tác chuyển đổi số thực hiện toàn diện ở tất cả các cấp, lĩnh vực, trong đó thực hiện tốt Đề án 06 của Chính phủ, đưa 25/25 dịch vụ công thiết yếu lên Cổng dịch vụ công Quốc gia, ký kết thỏa thuận hợp tác với các tập đoàn bưu chính, viễn thông lớn. Lĩnh vực văn hóa - xã hội chuyển biến tích cực; thành lập Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh ta; an sinh xã hội được đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm 7,21%; AN -QP được giữ vững; công tác đối ngoại được đẩy mạnh, hiệu quả.

Bên cạnh những kết quả nổi bật vẫn còn 5/36 chỉ tiêu chủ yếu không đạt kế hoạch, trong đó tăng trưởng kinh tế thấp hơn mục tiêu đề ra, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giảm so với cùng kỳ; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn. Với phương châm bắt tay vào thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT - XH ngay từ tháng đầu năm, tránh tình trạng đầu năm đủng đỉnh, cuối năm vội vàng, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết của Tỉnh ủy – HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển KT – XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, giao 36 chỉ tiêu, kế hoạch chủ yếu cho các địa phương, đơn vị, đồng thời đề ra 14 nhóm giải pháp chủ yếu yêu cầu các cấp, ngành bắt tay thực hiện nghiêm túc.

Với quyết tâm cao, nhiều đổi mới, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành của tỉnh, sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, chúng ta kỳ vọng những thành tựu nổi bật của năm 2023 là tiền đề quan trọng để tỉnh “tăng tốc” trong năm 2024 và thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

  Bài, ảnh: BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội tụ tiềm năng phát triển kinh tế

BHG - Nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, huyện Quang Bình có vị trí rất thuận lợi, hội tụ nhiều điều kiện, cơ hội để giao thương, thu hút vốn đầu tư phát triển KT - XH. Nắm rõ những lợi thế đó, những năm qua, huyện đã tập trung khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để đưa vùng động lực của tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

20/12/2023
Khai trương chuyên trang OCOP - Mỗi xã một sản phẩm trên Báo Nhân Dân

Chuyên trang OCOP Báo Nhân Dân kỳ vọng góp phần lan tỏa những giá trị về chất lượng, văn hóa của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam; qua đó, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động truyền thông chính sách, đi vào chiều sâu, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu mới của Chương trình OCOP.

20/12/2023
Phấn đấu đạt tiêu chí huyện Nông thôn mới

BHG - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quang Bình lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt mục tiêu phấn đấu đưa huyện đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) vào năm 2025. Để cụ thể hóa nghị quyết và hướng tới mục tiêu đó, huyện đã và đang huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng toàn dân chung tay xây dựng NTM.

19/12/2023
Phát triển HTX sản xuất sản phẩm nông nghiệp đặc trưng gắn với phát triển du lịch

BHG - Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh luôn coi trọng việc phát triển mô hình kinh tế bền vững, trong đó các hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN) đã và đang từng bước trở thành mắt xích quan trọng trong phát triển chuỗi giá trị liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Qua đó, góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, du lịch trên địa bàn tỉnh.

18/12/2023