Phụ nữ thị trấn Cốc Pài phát triển kinh tế từ may trang phục truyền thống

08:37, 13/12/2023

BHG - Mong muốn cùng nhau gìn giữ vẻ đẹp của trang phục truyền thống người Nùng, phụ nữ thôn Cốc Pài, thị trấn Cốc Pài (Xín Mần) đã quyết định phát triển kinh tế từ nghề may trang phục truyền thống. Cách làm này đem lại cho nhiều người công việc ổn định, nguồn thu nhập khá.

Người Nùng thường mặc trang phục truyền thống vào rất nhiều dịp như ngày lễ, ngày tết, đám cưới, cuộc gặp gỡ giao lưu quan trọng. Nhận thấy nhu cầu sử dụng trang phục truyền thống của người dân địa phương rất cao, năm 2018 một nhóm gồm 7 người tại thôn Cốc Pài biết thêu, may quần áo người Nùng đã cùng nhau thành lập tổ hợp tác và nhận làm trang phục cho người dân địa phương khi họ có nhu cầu. Năm 2022, tổ hợp tác quyết định đưa sản phẩm lên nền tảng công nghệ số như Tiktok, Facebook, Zalo... để quảng bá nét đẹp trang phục truyền thống người Nùng đến mọi người. Cách làm này thu hút được sự quan tâm, tìm hiểu về sản phẩm của nhiều người. Nhờ đó, lượng khách của tổ hợp tác bắt đầu tăng, khách hàng liên hệ đặt hàng không chỉ ở trong tỉnh mà còn đến từ nhiều địa phương khác.

Mỗi người trong tổ hợp tác sẽ thực hiện một công đoạn khác nhau để hoàn thiện sản phẩm.
Mỗi người trong tổ hợp tác sẽ thực hiện một công đoạn khác nhau để hoàn thiện sản phẩm.

Những bộ trang phục mà các chị làm ra đều theo hình thức thủ công, từ việc nhuộm vải, phơi vải, chà vải, cắt vải, khâu áo, may váy, may quần, thêu các hoa văn họa tiết... Thời gian để làm xong một bộ trang phục sẽ mất từ 4 đến 5 ngày, mỗi thành viên trong tổ sẽ đảm nhận một công đoạn khác nhau trong quá trình hoàn thiện sản phẩm. Giá của mỗi bộ trang phục giao động từ 3.800.000 đồng đến 4.000.000 đồng với những bộ bình thường; bộ trang phục đòi hỏi cao hơn và cần nhiều họa tiết sẽ có giá từ 4.500.000 đồng đến 4.800.000 đồng. Ngoài may trang phục thì tổ hợp tác còn làm thêm một số sản phẩm khác như mặt địu, túi xách, tranh thêu thổ cẩm... Thu nhập hiện tại của mỗi thành viên trong tổ từ 7 triệu/tháng trở lên.

Chị Vàng Thị Phương, Tổ trưởng tổ hợp tác chia sẻ: So với việc trước kia chỉ trồng trọt, chăn nuôi thì từ khi nhận may thêm trang phục truyền thống thu nhập của mình cũng như các chị em trong tổ đều đã cải thiện hơn rất nhiều. Hiện tại, tổ hợp tác đang hoạt động ở quy mô nhỏ, nhưng với lượng khách ổn định như hiện nay thời gian tới tổ sẽ mở rộng quy mô, vận động thêm nhiều chị em trong thôn cùng tham gia để vừa là một cách phát triển kinh tế, vừa cùng gìn giữ nét đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc Nùng.

Đồng chí Thào Thị Cai, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cốc Pài cho biết: Việc phát triển kinh tế từ may trang phục của phụ nữ thôn Cốc Pài được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá rất cao từ hiệu quả kinh tế cũng như việc quảng bá nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ có những chỉ đạo cụ thể về việc hỗ trợ tổ hợp tác vay vốn để mở rộng quy mô; hỗ trợ đưa các sản phẩm của tổ lên những trang mạng xã hội, sàn giao dịch điện tử, trưng bày sản phẩm tại các điểm du lịch của huyện.

Trong xã hội phát triển ngày nay, nhiều nét đẹp văn hóa đang bị mai một thì việc khai thác và phát triển kinh tế từ bản sắc văn hóa truyền thống bản địa như cách làm của phụ nữ thôn Cốc Pài, thị trấn Cốc Pài là rất cần thiết, cần được nhân rộng. Cách làm này không chỉ giúp khẳng định vai trò, vị thế của người phụ nữ mà còn góp phần bảo tồn, lưu giữ nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bài, ảnh: Hồng Nhung

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Toàn tỉnh gieo trồng hơn 12.000 ha cây vụ Đông năm 2023

BHG - Tính đến 29.11, toàn tỉnh gieo trồng được hơn 12.000 ha cây vụ Đông, đạt gần 85% kế hoạch năm 2023; trong đó diện tích cây ngô thu bắp và ngô chăn nuôi gia súc đạt hơn 2.300 ha; cây khoai lang gần 500 ha; cây Tam giác mạch trên 440 ha và gần 9.000 ha rau, đậu các loại.

30/11/2023
Những con đường khát vọng

BHG - Sau gần 3 năm thực hiện khâu đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 -2025, những dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh như: Cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang; đường tỉnh ĐT177 (Bắc Quang - Xín Mần); ĐT176 (Yên Minh - Mậu Duệ - Mèo Vạc); ĐT176B (Mậu Duệ - Minh Ngọc); ĐT178 (Yên Bình - Cốc Pài); ĐT183 (đoạn km17 – km50+200 và đường Phố Cáo, Đồng Yên (Bắc Quang) đến giáp địa phận huyện Lục Yên (Yên Bái) và hàng nghìn cây số đường huyện, đường xã lần lượt được khởi công xây dựng, đầu tư nâng cấp với tổng mức đầu tư được phê duyệt gần 8.500 tỷ đồng. Điều này thể hiện quyết tâm cao của Đảng bộ tỉnh trong việc đưa nghị quyết vào cuộc sống.

30/11/2023
“Chắc làm, chắc thắng” cây vụ Đông ở Bắc Mê

BHG - Bắc Mê là huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển nông nghiệp. Nhằm tận dụng diện tích đất, tăng hệ số sử dụng đất, thâm canh, luân canh cây trồng gối vụ, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm thu hoạch trên đơn vị diện tích canh tác, huyện Bắc Mê huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thống nhất các giải pháp, tuyên truyền, vận động người dân tập trung sản xuất cây trồng vụ Đông năm 2023 theo phương châm “chắc làm, chắc thắng” và mở rộng diện tích sản xuất theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả tạo ra sản phẩm liên kết hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm.

12/12/2023
Giống cam mới CS1 trĩu quả trên đất Yên Hà

BHG - Sau gần 5 năm trồng, giống cam CS1, do Viện Nghiên cứu rau, quả Trung ương kết hợp với Trường Đại học Nông, lâm tỉnh Bắc Giang lai tạo đã cho năng suất từ 80 – 130 kg/cây. Cá biệt, có nhiều cây trồng cùng đợt cho năng suất vượt trội trên 150 kg quả/cây. Điều khá đặc biệt của cam CS1, là chín khá sớm, quả rất sai, kết thành chùm đẹp mắt. Khi cam chín có màu vàng sáng, tép nhỏ, ít hạt, mọng nước, ngọt và rất thơm...

12/12/2023