Hội tụ tiềm năng phát triển kinh tế

13:32, 20/12/2023

BHG - Nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, huyện Quang Bình có vị trí rất thuận lợi, hội tụ nhiều điều kiện, cơ hội để giao thương, thu hút vốn đầu tư phát triển KT - XH. Nắm rõ những lợi thế đó, những năm qua, huyện đã tập trung khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để đưa vùng động lực của tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Ngay sau Đại hội Đảng bộ huyện Quang Bình lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện đã tập trung cụ thể hóa các nghị quyết chuyên đề, chương trình, kế hoạch về phát triển KT - XH với mục tiêu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm; xây dựng nền công nghiệp xanh, an toàn và tiết kiệm tài nguyên; đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ, du lịch, song vẫn giữ được giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc. Vượt qua giai đoạn khó khăn sau thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, từ năm 2021 - 2023, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá, tốc độ tăng tổng sản phẩm bình quân đạt trên 16%.

Trung tâm huyện Quang Bình được nâng cấp, xây dựng khang trang, đồng bộ.
						Ảnh: Nguyễn yếm
Trung tâm huyện Quang Bình được nâng cấp, xây dựng khang trang, đồng bộ. Ảnh: Nguyễn yếm

Trong các lĩnh vực, nông nghiệp được coi là trụ cột kinh tế của địa phương. Với mục tiêu ổn định diện tích sản xuất, huyện đã xây dựng phương án quy hoạch vùng tại 8 xã để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với các giống có năng suất, chất lượng cao. Trên cánh đồng không nghỉ, bà con nông dân quanh năm tất bật vào mùa gieo cấy, thu hoạch. Dù công việc làm nông không nhàn nhưng nhìn thấy những thành quả lao động, ai nấy dường như quên đi những vất vả. Năm 2023, bình quân thu nhập đối với 1 ha đất canh tác đạt 78 triệu đồng. Quá trình tổ chức dồn điền, đổi thửa, khoanh vùng sản xuất lúa, lạc được người dân đồng thuận hưởng ứng. Mỗi năm, toàn huyện có từ 500 - 1.000 ha sản xuất lúa chất lượng cao áp dụng mạ khay, máy cấy; diện tích cây trồng trên đất 1 vụ tại các xã vùng cao đạt 650 ha và diện tích trồng cây vụ 3 ngày càng tăng cao.

Mang theo không khí lao động nhộn nhịp, khẩn trương xuống cánh đồng dồn điền, đổi thửa rộng 3,4 ha của thôn Tân An, thị trấn Yên Bình, vụ Đông năm nay là vụ đầu tiên bà con liên kết với Nhà máy thực phẩm Orion (Bắc Ninh) trồng Khoai tây cung cấp nguồn nguyên liệu chế biến bánh, kẹo. Vừa là đất mới, lại được trồng theo đúng yêu cầu kỹ thuật canh tác, những luống Khoai tây phát triển tốt và trong thời kỳ làm củ.

Chị Nguyễn Thị Tỵ, xã Vĩ thượng phát triển kinh tế với mô hình trồng cây ăn quả. Ảnh: Mộc Lan
Chị Nguyễn Thị Tỵ, xã Vĩ thượng phát triển kinh tế với mô hình trồng cây ăn quả. Ảnh: HẠ HÒA

Cất cánh cùng nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có nhiều khởi sắc; trong 3 năm qua, huyện đã thu hút 4 dự án đăng ký đầu tư ngoài ngân sách vào cụm công nghiệp Tân Bắc với tổng vốn đầu tư trên 1.600 tỷ đồng; 17 hợp tác xã được thành lập mới; 158 hộ kinh doanh đăng ký mới. Thông qua các cơ chế  chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh ngoài thị trường mà những sản phẩm chủ lực là chè, cam, gỗ được tiêu thụ rộng khắp, tăng thêm thu nhập cho người dân.

Không chỉ hội tụ đầy đủ những yếu tố để phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, nổi tiếng là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, những di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia như: Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn; di tích Hang Tiên; hát Quan làng trong đám cưới dân tộc Tày; kỹ thuật đan nón lá 2 mê dân tộc Tày và di tích cấp tỉnh Đình Bản Chún. Hiện nay, huyện đang tận dụng cơ hội để tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch, đồng thời, chủ động liên kết với các huyện Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Xín Mần và các huyện Sa Pa, Bảo Yên, Bắc Hà (Lào Cai) để hình thành các tour, tuyến du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, tâm linh.

Đồng chí Đào Quang Diệu, Chủ tịch UBND huyện Quang Bình khẳng định: Trong công cuộc đổi mới, nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện đã vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương để phát triển các lĩnh vực kinh tế trọng yếu. Với hệ sinh thái, môi trường thuận lợi, đổi mới, huyện đang tạo bước đột phá, thúc đẩy phát triển KT - XH những năm tiếp theo.

 MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khai trương chuyên trang OCOP - Mỗi xã một sản phẩm trên Báo Nhân Dân

Chuyên trang OCOP Báo Nhân Dân kỳ vọng góp phần lan tỏa những giá trị về chất lượng, văn hóa của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam; qua đó, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động truyền thông chính sách, đi vào chiều sâu, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu mới của Chương trình OCOP.

20/12/2023
Phấn đấu đạt tiêu chí huyện Nông thôn mới

BHG - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quang Bình lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt mục tiêu phấn đấu đưa huyện đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) vào năm 2025. Để cụ thể hóa nghị quyết và hướng tới mục tiêu đó, huyện đã và đang huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng toàn dân chung tay xây dựng NTM.

19/12/2023
Phát triển HTX sản xuất sản phẩm nông nghiệp đặc trưng gắn với phát triển du lịch

BHG - Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh luôn coi trọng việc phát triển mô hình kinh tế bền vững, trong đó các hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN) đã và đang từng bước trở thành mắt xích quan trọng trong phát triển chuỗi giá trị liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Qua đó, góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, du lịch trên địa bàn tỉnh.

18/12/2023
Hiệu quả dự án nuôi bò liên kết theo chuỗi giá trị ở Bắc Mê

BHG - Nhằm đa dạng hóa sinh kế, phát triển các mô hình giảm nghèo bền vững, huyện Bắc Mê triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị chăn nuôi bò vùng cao sinh sản gắn với tiêu thụ sản phẩm (dự án nuôi bò liên kết theo chuỗi giá trị). Qua một thời gian thực hiện, đến nay đang có những tín hiệu đáng mừng, mở ra hướng phát triển chăn nuôi mới, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

18/12/2023