Phát triển thương mại, dịch vụ tạo “cú hích” cho nền kinh tế

16:15, 16/04/2023

BHG - Chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thương mại, dịch vụ (TMDV) đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH chung của tỉnh.

Hoạt động xuất, nhập khẩu tại Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy nhộn nhịp trở lại.
Hoạt động xuất, nhập khẩu tại Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy nhộn nhịp trở lại.

Thời gian qua, thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các nghị quyết, kế hoạch của tỉnh về phát triển hạ tầng thương mại, các biện pháp phục hồi, phát triển KT - XH, đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế với nhiều giải pháp đồng bộ, TMDV có mức tăng trưởng khá. Năm 2022, TMDV chiếm 43,39% cơ cấu kinh tế của tỉnh; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 14.088 tỷ đồng, tăng 18,3% so với năm 2021.

Trong quý I.2023, các hoạt động TMDV diễn ra sôi động, nhất là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão, hàng hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Các cơ sở kinh doanh đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết. Công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện quyết liệt. Hệ thống chợ, siêu thị, cửa hàng trên địa bàn tỉnh được đầu tư, chuyển đổi mô hình hoạt động. Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất tìm kiếm thị trường, kết nối tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ, kết nối, giao dịch trên các sàn thương mại điện tử như: Sendo, shopee, VnExpress, Voso, Postmart... Qua đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong quý đạt 3.884,4 tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ; chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,07% so với cùng kỳ.

Sau thời gian dài bị ảnh hưởng do dịch Covid - 19, hoạt động xuất, nhập khẩu đã được khôi phục và hoạt động khá nhộn nhịp trở lại; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu quý I đạt 52,8 triệu USD, tăng 598% so với cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh vận tải, kho bãi cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, đi lại và tham quan du lịch của nhân dân. Tổng doanh thu vận tải và dịch vụ kho bãi trong quý đạt 198 tỷ đồng, tăng 21,78% so với cùng kỳ.

Cùng với đó, hoạt động dịch vụ du lịch tiếp tục có bước phát triển mạnh; nhiều giải pháp phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn được triển khai đồng bộ; các dự án phát triển du lịch được đầu tư, hệ thống khách sạn, nhà hàng, dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu người dân và du khách; hệ thống sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng có tính cạnh tranh cao, theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo phát triển du lịch xanh bền vững. Trong đó tập trung vào các loại hình sản phẩm: Du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao - mạo hiểm, thương mại, biên giới. Sản phẩm du lịch Hà Giang được khai thác quanh năm, khắc phục tính mùa vụ; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, đổi mới hoạt động ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, thúc đẩy mối quan hệ với Đại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế quảng bá hình ảnh Hà Giang ra thế giới với nhiều hình thức quảng bá sáng tạo, hấp dẫn. Các hoạt động liên kết chuỗi cung ứng dịch vụ như: Dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch, hướng dẫn viên du lịch được quan tâm. Trong quý I, lượng khách du lịch đến tỉnh đạt 706.000 lượt người, tổng doanh thu dịch vụ du lịch đạt trên 1.659 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh chú trọng phát triển dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, tài chính, ngân hàng, dịch vụ logistic, khoa học công nghệ, y tế, giáo dục, hỗ trợ kinh doanh, hệ thống phân phối... TMDV phát triển tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các ngành, nghề khác cùng phát triển.

Tiếp tục thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ, tỉnh đang tập trung đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động số 103 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh; phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; chú trọng thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách để phát triển kết cấu hạ tầng thương mại như: Chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm logistics, cửa hàng xăng dầu; phát triển thương mại vào khu kinh tế cửa khẩu; đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại; hỗ trợ doanh nghiệp, HTX quảng bá, giao dịch trên sàn thương mại điện tử; đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu, xuất, nhập cảnh; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia dịch vụ logistic và kinh doanh vận tải; tăng cường thực hiện các hiệp định song phương và đa phương về vận tải hàng hóa; huy động các nguồn vốn đầu tư, xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực; khuyến khích đầu tư, phát triển dịch vụ trong các ngành, lĩnh vực xã hội...

Bài, ảnh: AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tích cực khơi thông nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ phục hồi và phát triển KT - XH của tỉnh
BHG - Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 6/1/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023, ngành Ngân hàng đã khẩn trương triển khai kịp thời các nhiệm vụ được giao, theo dõi sát diễn biến thị trường tiền tệ và tình hình vốn khả dụng để ổn định thị trường tiền tệ, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế
15/04/2023
Mèo Vạc nâng cao tỷ lệ che phủ rừng

BHG - Năm 2023, huyện Mèo Vạc phấn đấu nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 37,2%, tương đương hơn 21.300 ha diện tích có rừng, tăng 0,53% so với năm 2022.


14/04/2023
Kho bạc Nhà nước linh hoạt kiểm soát chi, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
BHG - Những năm gần đây, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Hà Giang không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, tác phong, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng phục vụ; quản lý chặt chẽ quỹ ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, gắn với chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030; tham mưu đắc lực cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong quản lý quỹ NSNN, đặc biệt là công tác giải ngân các khoản chi, vốn đầu tư công.
14/04/2023
Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp
BHG - Du lịch (DL) sinh thái gắn với nông nghiệp là một trong những sản phẩm DL đặc trưng tỉnh đang thực hiện trong “Chiến lược phát triển sản phẩm DL tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030” nhằm đưa đến cho du khách những trải nghiệm, khám phá thú vị về hoạt động sản xuất nông nghiệp và thưởng thức đặc sản địa phương do chính tay mình thu hoạch; qua đó làm đa dạng sản phẩm DL và tăng thêm thu nhập cho người dân.
14/04/2023