Tăng gia sản xuất, xóa đói, giảm nghèo

21:10, 13/12/2022

BHG - Xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển, ngành Nông nghiệp huyện luôn đóng vai trò chủ lực, xương sống trong phát triển kinh tế của huyện Yên Minh. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Trung ương, của tỉnh, cùng sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo phù hợp điều kiện thực tiễn địa phương; sự nỗ lực tăng gia sản xuất của nhân dân, đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Yên Minh đã thoát đói và từng bước giảm nghèo bền vững.

Thành quả từ cải tạo vườn tạp tại xã Đông Minh.                 Ảnh: PHẠM HOAN
Thành quả từ cải tạo vườn tạp tại xã Đông Minh. Ảnh: PHẠM HOAN

Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Minh Giang Lộc Thăng, chia sẻ: Những năm đầu thành lập huyện, sản xuất nông nghiệp hoàn toàn là tự cung, tự cấp, diện tích gieo trồng, năng suất thấp, không đủ đáp ứng lương thực cho người dân. Năm 1965, toàn huyện Yên Minh mới gieo trồng được 345 ha lúa, 2.193 ha ngô, 183,5 ha đậu các loại và trên 170 ha Dong riềng, khoai và hoa màu khác; năng suất lúa đạt 19 tạ/ha, ngô đạt 7,5 tạ/ha. Bình quân lương thực chỉ đạt 138 kg/người/năm. Lĩnh vực chăn nuôi có sự phát triển nhưng chủ yếu phục vụ trồng trọt. Tổng đàn trâu của huyện lúc đó hơn 6.000, đàn bò có 1.700 con, đàn lợn có 9.500.

Với nhiệm vụ vừa sản xuất để đảm bảo an ninh lương thực, vừa đóng góp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam đấu tranh chống Đế quốc Mỹ. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người lên thăm Hà Giang năm 1961: “Đồng bào phải ra sức tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để làm cho mọi người áo ấm, cơm no; muốn sản xuất tốt phải có đủ nước, nhiều phân bón và cải tiến nông cụ; cần phải phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn... là nguồn lợi lớn lại là nguồn phân bón ruộng nương; phải chú ý hơn nữa bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng, trồng cây ăn quả và cây làm thuốc”. Cùng với các chính sách quan tâm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp như: Khai khẩn đất đai, mở mang đồng ruộng, xây dựng hệ thống thủy lợi, tưới tiêu, hỗ trợ giống, phân bón, vật tư nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất, sản lượng cao, khuyến khích sản xuất hàng hóa, cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân…. Kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Minh từng bước phát triển, không chỉ đáp ứng lương thực, thực phẩm cho các gia đình, mà còn dư thừa phục vụ chăn nuôi và bán ra thị trường đem lại thu nhập cho người dân.

Từ khó khăn những ngày đầu thành lập, khi lương thực, thực phẩm thiếu thốn, người dân thường xuyên thiếu đói trong những tháng giáp hạt. Đến nay, tổng diện tích gieo trồng của huyện Yên Minh đạt gần 27.000 ha, tăng 10 lần so với năm 1965; tổng sản lượng lương thực năm 2022 đạt trên 45.560 tấn, cao gấp 20 lần so với thời điểm mới thành lập huyện; bình quân lương thực đạt trên 455 kg/người/năm, cao hơn gần 3 lần. Trong đó, diện tích gieo trồng lúa đạt 2.699, năng suất bình quân ước đạt 57,89 tạ/ha; cây ngô 8.039 ha, năng suất bình quân đạt 37,2 tạ/ha; cây đậu tương 2.904 ha; rau các loại thực hiện 3.432 ha; cây đậu, lạc các loại trên 1.500 ha… Ngoài ra, Yên Minh phát triển được trên 818 ha cây dược liệu như: Thảo quả, Hồi, Quế, Sa nhân...; mở rộng diện tích cây ăn quả lên trên 2.162 ha. Đặc biệt đàn gia súc, gia cầm phát triển mạnh, tổng đàn gia súc năm 2022 đạt 107.467 con (trâu 12.876 con, bò 22.143 con, lợn 63.342 con, dê 10.414 con), tăng trên 30 lần so với năm 1965; đàn gia cầm ước đạt 435.000 con là động lực lớn giúp người dân thoát nghèo bền vững. Hơn nữa, huyện đã phát triển được 20 gia trại, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm hàng hóa.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành Nông nghiệp Yên Minh đã làm đổi thay đời sống nhân dân các dân tộc và bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện, nâng thu nhập bình quân đầu người năm 2022 ước đạt 23,5 triệu đồng/người/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo xống còn 53,71% (theo tiêu chí nghèo 2022) với tỷ lệ giảm nghèo bình quân hàng năm đạt trên 6%; trên địa bàn huyện không còn hộ thiếu đói. Cùng với sự phát triển của du lịch, dịch vụ trên vùng Cao nguyên đá, sản xuất nông nghiệp không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà những sản phẩm nông sản đặc trưng của huyện như mật ong Bạc hà, thịt trâu, bò, lợn đen, chè Shan tuyết, Hồng không hạt… còn trở thành thực phẩm được khách du lịch ưa thích, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và quảng bá những đặc sản của Yên Minh tới du khách.

DUY TUẤN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hỗ trợ lãi suất 2% cho các doanh nghiệp, hợp tác xã theo Nghị định 31
BHG - Được ví như “phao cứu sinh” giúp doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19, góp phần quan trọng phục hồi và phát triển KT - XH, chương trình hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ đang được các ngân hàng trên địa bàn tỉnh triển khai quyết liệt, tuy nhiên, do nhiều vướng mắc nên kết quả chưa như mong đợi.
30/11/2022
Nâng tầm sản phẩm thảo quả Vị Xuyên
BHG - Vị Xuyên là một trong những địa bàn trọng điểm của tỉnh về trồng thảo quả; mặc dù được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng bảo hộ “chỉ dẫn địa lý” (CDĐL) nhưng sản phẩm thảo quả chưa phát triển xứng tầm. Để nâng cao giá trị thảo quả, Viện Kinh tế và Phát triển (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) triển khai Dự án Quản lý và phát triển CDĐL Vị Xuyên đối với sản phẩm thảo quả thông qua việc phát triển các sản phẩm và xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm, góp phần mang lại cuộc sống ấm no cho người dân.
13/12/2022
Chặng đường phát triển mới
BHG - Sau 60 năm xây dựng và phát triển (1962 – 2022), từ một huyện mới thành lập với vô vàn khó khăn, thiếu thốn, Yên Minh hôm nay đang vươn mình trên chặng đường phát triển với niềm tin và khát vọng đổi thay, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
13/12/2022
Giá xăng giảm 1.500 đồng/lít
Từ 15h chiều nay 12/12, giá xăng xăng E5 RON92 giảm 1.330 đồng/lít, xăng RON95 giảm 1.500 đồng/lít.
12/12/2022