Phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả

16:27, 15/12/2022

BHG - Với quan điểm xuyên suốt: Kinh tế tập thể (KTTT) là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế nhà nước, trở thành thành phần kinh tế vững chắc của tỉnh. Do đó, tỉnh ta đã có nhiều quyết sách quan trọng nhằm tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Khách hàng chọn mua các sản phẩm OCOP của Hợp tác xã Hải Khang (Bắc Quang).
Khách hàng chọn mua các sản phẩm OCOP của Hợp tác xã Hải Khang (Bắc Quang).

Để KTTT, nòng cốt là hợp tác xã (HTX) sản xuất, kinh doanh (SXKD) hiệu quả, tỉnh ta đặc biệt quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho KTTT, HTX phát triển. Trong đó, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Chính phủ phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh và xu hướng phát triển KTTT, HTX. Hàng năm tổ chức đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo tỉnh, huyện với các HTX để trao đổi, nắm bắt thông tin, tìm hiểu tình hình SXKD nhằm định hướng, tháo gỡ khó khăn cho HTX. Đồng thời, triển khai đồng bộ nhiều cơ chế chính sách, tạo tiền đề để KTTT bứt phá như: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; hỗ trợ khoa học công nghệ; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng. Không những vậy, tỉnh ta còn ban hành 2 đề án đầu tư tín dụng trong khu vực KTTT, thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX với nguồn ngân sách nhà nước cấp là 8 tỷ đồng. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ hợp tác (THT), HTX tiếp cận nguồn vốn vay, giải quyết khó khăn về vốn để đầu tư mở rộng SXKD, đổi mới công nghệ, hình thành các sản phẩm hàng hóa đặc trưng của tỉnh.

Hiện, toàn tỉnh có 1.451 THT và 796 HTX (gồm 468 HTX nông nghiệp, 320 HTX phi nông nghiệp), 10 Quỹ tín dụng nhân dân với trên 22.100 thành viên; thu nhập trung bình của một lao động thường xuyên đạt 38 triệu đồng/năm. Trong đó, HTX nông nghiệp được duy trì và tập trung sản xuất các sản phẩm thế mạnh, đặc thù của tỉnh (cam, dược liệu, chè, nuôi ong, chăn nuôi gia súc); cung cấp dịch vụ nông nghiệp, liên kết với doanh nghiệp để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị khép kín và tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, tỉnh ta có gần 200 sản phẩm của hơn 100 HTX, THT đạt tiêu chuẩn OCOP 3 – 4 sao cấp tỉnh; riêng sản phẩm Chè xanh và Hồng trà của HTX Chế biến chè Phìn Hồ, xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì) được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia.

Đặc biệt, 99,2% HTX trên địa bàn tỉnh đã chuyển đổi từ mô hình hoạt động cũ sang mới (theo Luật HTX năm 2012). Trong đó, nhiều HTX được củng cố, đổi mới về tổ chức và hoạt động, trở thành điển hình tiên tiến, SXKD giỏi, hỗ trợ tốt hơn cho kinh tế hộ thành viên, tạo việc làm, thu nhập thường xuyên cho người lao động. Điển hình có thể kể đến HTX Tuấn Dũng (Mèo Vạc) liên kết với hàng trăm hộ dân trồng hoa Bạc hà, nuôi ong lấy mật. Với tổng đàn ong lên đến hơn 2.200 đàn, sản lượng bình quân đạt 15.000 lít mật, giúp HTX doanh thu hơn 6 tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, toàn bộ sản phẩm của người dân được HTX bao tiêu đã tạo gia tăng giá trị sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cho thành viên, người dân địa phương khi thu nhập bình quân của người lao động đạt 5 triệu đồng/người/tháng. HTX Hải Khang (Bắc Quang) được biết đến là đơn vị chuyên sản xuất, chế biến chuỗi giá trị thực phẩm từ lợn đen, gà địa phương. HTX hiện có 12 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 – 4 sao. Nhiều sản phẩm chất lượng vượt trội như: Nem chua, giò xào, giò ngựa, gà đồi muối hong khói... được thị trường đón nhận, mang lại cho HTX nguồn doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm.

Có thể khẳng định, sự phát phát triển của HTX đã tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng NTM, thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. Tuy nhiên, theo nhận định của cơ quan chuyên môn: Các HTX chưa có bước phát triển đột phá trong các ngành, lĩnh vực ở địa phương. Quy mô HTX còn nhỏ, thiếu tính liên kết; năng lực nội tại của nhiều HTX còn yếu, hiệu quả hoạt động chưa cao... Xuất phát từ thực tế này, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 32 thực hiện Nghị quyết 20 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới với nhiều giải pháp trọng tâm, như: Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển KTTT; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức KTTT và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với KTTT; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong phát triển bền vững KTTT. Ưu tiên cho các tổ chức KTTT trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với hoạt động SXKD theo chuỗi giá trị sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; phát triển kinh tế xanh và kinh tế tri thức.

Với những giải pháp trọng tâm trên, tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 2.400 THT, 1.100 HTX với tổng số 68.000 thành viên; 5 liên hiệp HTX với 25 HTX thành viên; trên 100 HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 50% HTX nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, từng bước tham gia vào các chuỗi cung ứng đưa sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu. Đồng thời, có các giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm trên 35% tổ chức KTTT đạt loại tốt, 40% đạt loại khá... Qua đó, nhằm phát triển KTTT năng động, hiệu quả, bền vững, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa KT-XH của tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.

Bài, ảnh: THU PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tươi sáng nông nghiệp trên đất Cổng trời
BHG - Trồng rau trái vụ, rau an toàn đáp ứng yêu cầu về chất lượng, một số loại rau chuyên canh mang lại giá trị kinh tế cao, sau khi trừ chi phí cho lãi thuần từ 94 đến 469 triệu đồng/ha, tương đương thu nhập gấp từ 4,6 đến 19 lần so với trồng lúa, ngô… Đó chính là kết quả của việc dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đưa khoa học - kỹ thuật vào sản xuất của người dân; cùng với đó là hướng đi, cách làm của huyện trong việc phát triển nền nông nghiệp địa phương, góp phần xây dựng hình ảnh về huyện Quản Bạ hiện đại và phát triển.
15/12/2022
Phấn đấu trở thành huyện phát triển khá trong tỉnh
BHG - 60 năm (15.12.1962 - 15.12.2022) đánh dấu chặng đường xây dựng và phát triển, ghi nhận những nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Quản Bạ. Cùng nhìn lại sự đổi mới và những thành tựu đạt được với bao niềm tự hào, tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Quản Bạ đoàn kết một lòng, chung tay góp sức, khắc phục những khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đề ra, phấn đấu sớm xây dựng Quản Bạ trở thành huyện phát triển khá trong tỉnh.
15/12/2022
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,5% trong năm nay
Ngày 14/12, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên mức 7,5% trong năm 2022, tăng so với mức 6,5% công bố hồi tháng 9 vừa qua.
15/12/2022
Đột phá giao thông – mở đường no ấm
BHG - Hệ thống đường giao thông được ví như “huyết mạch” trong cơ thể. Đầu tư cho hạ tầng giao thông là một trong những điều kiện quan trọng để thúc đẩy KT – XH. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định khâu đầu tiên trong ba đột phá đó là xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Với sự quyết tâm, quyết liệt, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đã thực sự mở ra “con đường” no ấm cho đồng bào biên cương cực Bắc.
15/12/2022