Hiệu quả kép từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

11:04, 16/12/2022

BHG - Sau gần 10 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), nhận thức về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của cấp ủy, chính quyền địa phương, chủ rừng và người dân được nâng lên. Đặc biệt, chính sách tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân sống gần rừng, qua đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng. Để hiểu thêm về chính sách này, phóng viên có cuộc phỏng vấn đồng chí Đinh Xuân Lượng, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.

Đồng chí Đinh Xuân Lượng, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.
Đồng chí Đinh Xuân Lượng, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.

Phóng viên (Pv): Là địa phương có diện tích rừng được chi trả DVMTR lớn, xin đồng chí cho biết tình hình chi trả tiền DVMTR trên địa bàn tỉnh hiện nay?

Đồng chí (Đ/c) Đinh Xuân Lượng: Hiện nay, tổng diện tích rừng có cung ứng DVMTR theo mục đích sử dụng và nguồn gốc hình thành rừng trên địa bàn tỉnh là 451.705,73 ha, chiếm 97,8% diện tích rừng toàn tỉnh; trong đó, diện tích rừng phòng hộ 185.952,85 ha, rừng đặc dụng 51.735,11 ha, rừng sản xuất 201.369,09 ha, diện tích rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng 12.648,68 ha. Quỹ đã ký với các đơn vị sử dụng DVMTR 47 hợp đồng, trong đó 32 hợp đồng với đơn vị sản xuất thủy điện, 11 đơn vị sản xuất và cung ứng nước sinh hoạt, 4 đơn vị sản xuất công nghiệp có sử dụng nguồn nước DVMTR.

Tổng số tiền huy động nguồn thu DVMTR dự kiến thực hiện đến 31.12.2022 đạt 148.631,3 triệu đồng, vượt 9,3% so với kế hoạch. Đến ngày 30.6.2022, Quỹ đã thanh toán 100% số tiền DVMTR là 124.085,7 triệu đồng cho bên cung ứng DVMTR theo kế hoạch năm 2021. Đến 31.12.2022 sẽ thực hiện chi 14.959,9 triệu đồng theo kế hoạch năm 2022. Toàn bộ tiền DVMTR được chi trả cho đối tượng thụ hưởng thông qua đơn vị dịch vụ chi trả là ngân hàng và bưu điện.

Pv: Đồng chí có thể đánh giá chính sách chi trả DVMTR đã tác động đến công tác bảo vệ và phát triển rừng và đời sống người dân như thế nào?

Hội thi tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng huyện Yên Minh năm 2022.
Hội thi tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng huyện Yên Minh năm 2022.

Đ/c Đinh Xuân Lượng: Đến nay, diện tích rừng có cung ứng DVMTR đối với chủ rừng là 209.720,1 ha; tổ chức được nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng là 5.724,93 ha; UBND cấp xã là 236.260,7 ha. Năm 2021, có 43.578 hộ là chủ rừng được nhận tiền DVMTR, trong đó 42.825 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số. Số hộ được nhận tiền DVMTR thông qua nhận khoán vảo vệ rừng là 192.042 hộ, thuộc 1.909 thôn, tổ nhận khoán bảo vệ rừng với UBND cấp xã. Trung bình mỗi hộ nhận được 560 nghìn đồng/năm, đặc biệt có hộ nhận 54,8 triệu đồng/năm, mỗi cộng đồng dân cư nhận trung bình 35,5 triệu đồng/năm, đặc biệt có cộng đồng dân cư nhận hơn 1,4 tỷ đồng/năm. Nguồn tiền chi trả DVMTR góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ người dân có rừng nâng cao đời sống, phát triển sinh kế, từ đó ý thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc rừng của người dân được nâng lên, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm. Trong năm, toàn tỉnh trồng được trên 609 ha rừng trồng thay thế. Nhiều cộng đồng dân cư sử dụng tiền DVMTR để đầu tư mua cây giống để trồng rừng, xây dựng cơ sở vật chất, đường giao thông, làm nhà văn hóa và các hoạt động chung của thôn, góp phần từng bước thực hiện thành công các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới.

Pv: Để tiếp tục quản lý tốt Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, chi trả đầy đủ, kịp thời, đúng quy định nguồn tiền DVMTR, trong năm 2023, Quỹ tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm nào, thưa đồng chí?

Đ/c Đinh Xuân Lượng: Năm 2023, kế hoạch thu tiền DVMTR là 147.537 triệu đồng; chi tiền DVMTR 147.537 triệu đồng, chi tiền trồng rừng thay thế 731,3 triệu đồng. Ngoài nhiệm vụ tham mưu cho Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ về công tác chỉ đạo, giải quyết các kiến nghị có liên quan đến thực hiện chính sách chi trả DVMTR, đảm bảo nguồn thu đúng, thu đủ, chi đúng quy định, Quỹ còn tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm: Thực hiện chi trả tiền DVMTR theo đúng kế hoạch; rà soát lại diện tích rừng có cung ứng DVMTR để bổ sung hoặc trừ bỏ những diện tích rừng không còn đủ điều kiện cung ứng DVMTR; phối hợp với các ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng những mô hình quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả; khuyến khích, hướng dẫn các chủ rừng, tổ chức, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng sử dụng công nghệ, máy móc hiện đại vào công tác quản lý, bảo vệ rừng; phối hợp nắm bắt thông tin, chỉ đạo kịp thời, ngăn chặn từ xa các ý đồ, hành vi vi phạm Luật lâm nghiệp; tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã thực hiện chính sách chi trả DVMTR. 

Pv: Xin cảm ơn đồng chí trả lời phỏng vấn Báo Hà Giang.

                                                                   Biện Luân (Thực hiện)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả
BHG - Với quan điểm xuyên suốt: Kinh tế tập thể (KTTT) là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế nhà nước, trở thành thành phần kinh tế vững chắc của tỉnh. Do đó, tỉnh ta đã có nhiều quyết sách quan trọng nhằm tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
15/12/2022
Tươi sáng nông nghiệp trên đất Cổng trời
BHG - Trồng rau trái vụ, rau an toàn đáp ứng yêu cầu về chất lượng, một số loại rau chuyên canh mang lại giá trị kinh tế cao, sau khi trừ chi phí cho lãi thuần từ 94 đến 469 triệu đồng/ha, tương đương thu nhập gấp từ 4,6 đến 19 lần so với trồng lúa, ngô… Đó chính là kết quả của việc dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đưa khoa học - kỹ thuật vào sản xuất của người dân; cùng với đó là hướng đi, cách làm của huyện trong việc phát triển nền nông nghiệp địa phương, góp phần xây dựng hình ảnh về huyện Quản Bạ hiện đại và phát triển.
15/12/2022
Phấn đấu trở thành huyện phát triển khá trong tỉnh
BHG - 60 năm (15.12.1962 - 15.12.2022) đánh dấu chặng đường xây dựng và phát triển, ghi nhận những nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Quản Bạ. Cùng nhìn lại sự đổi mới và những thành tựu đạt được với bao niềm tự hào, tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Quản Bạ đoàn kết một lòng, chung tay góp sức, khắc phục những khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đề ra, phấn đấu sớm xây dựng Quản Bạ trở thành huyện phát triển khá trong tỉnh.
15/12/2022
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,5% trong năm nay
Ngày 14/12, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên mức 7,5% trong năm 2022, tăng so với mức 6,5% công bố hồi tháng 9 vừa qua.
15/12/2022