Đảm bảo an ninh năng lượng và nguồn thu ngân sách

10:34, 13/10/2022

BHG - Trên địa bàn tỉnh hiện có 77 dự án thủy điện được phê duyệt quy hoạch đầu tư với tổng công suất lắp máy trên 1.061 MW. Trong đó, 40 nhà máy đang phát điện vào lưới điện Quốc gia với tổng công suất lắp máy 752,5 MW; 10 công trình thủy điện đang thi công xây dựng, tổng công suất lắp máy trên 103 MW, còn lại đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Các nhà máy thủy điện vận hành ổn định, đáp ứng các yêu cầu hệ thống điện của tỉnh và quốc gia; đảm bảo mục tiêu phát triển KT-XH, an ninh năng lượng quốc gia và là nguồn thu ngân sách ổn định cho tỉnh.

Lòng hồ thủy điện Nho Quế 1 được người dân khai thác du lịch.
Lòng hồ thủy điện Nho Quế 1 được người dân khai thác du lịch.

Thống kê của ngành chuyên môn, năm 2021 tổng điện lượng phát lên hệ thống điện quốc gia của các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh đạt trên 2.749 triệu kWh, tổng doanh thu trên 2.852 tỷ đồng, nộp thuế giá trị gia tăng trên 328 tỷ đồng, thuế tài nguyên nước trên 256 tỷ đồng, phí dịch vụ môi trường rừng của các nhà máy thủy điện nội tỉnh trên 100 tỷ đồng và thu thêm trên 23 tỷ đồng từ thủy điện ngoài tỉnh... Tổng các nguồn thuế và phí từ hoạt động của các nhà máy thủy điện đóng góp hàng năm trên 700 tỷ đồng, chiếm trên 25% nguồn thu ngân sách nhà nước của tỉnh.

Ngoài ra, các dự án thủy điện được đầu tư xây dựng và vận hành đã thu hút, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Theo ước tính, số lao động trực tiếp vận hành và lãnh đạo quản lý trong các nhà máy thủy điện của tỉnh hiện có trên 500 người, với mức lương trung bình đạt từ 6-15 triệu đồng/người/tháng. Cùng với đó, nhiều chủ đầu tư các dự án thủy điện đã gửi công nhân là con em đồng bào trong khu vực có công trình thủy điện tham gia đào tạo nghề quản lý vận hành thủy điện tại các trường cao đẳng, trung cấp. Đồng thời chủ đầu tư các dự án thủy điện luôn tạo điều kiện để nhân dân trong khu vực lòng hồ thủy điện phát triển du lịch, nuôi, đánh bắt thủy sản, chuyển đổi nghề, hỗ trợ công tác an sinh xã hội, phối hợp với chính quyền các cấp bảo vệ và phát triển rừng... góp phần đáng kể vào công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương. Không những thế hoạt động của các nhà máy thủy điện còn đóng góp không nhỏ vào công tác phòng chống thiên tai, giúp điều tiết lũ, giảm tình trạng ngập úng cục bộ phía hạ lưu các dòng sông, giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra cho người dân.

Công ty Cổ phần Thủy điện Thanh Thủy là một trong những đơn vị đầu tư sớm nhất vào lĩnh vực thủy điện trên địa bàn tỉnh. Hiện Công ty đang quản lý, vận hành 6 nhà máy thủy diện gồm: 4 nhà máy đang hoạt động (Nhà máy Thủy điện Thanh Thủy 1, 2, tổng công suất lắp máy 20 MW; Nhà máy Thủy điện Việt Lâm (Việt Long), công suất 0,9 MW; Nhà máy Thủy điện Keo Bắc (tỉnh Sơn La), công suất 1,8 MW); 2 dự án đang đẩy nhanh tiến độ thi công là thủy điện Xuân Minh và Nậm Hóp, tổng công suất lắp máy 16,5 MW với tổng mức đầu tư trên 660 tỷ đồng được 2 ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Giang tài trợ vốn vay thương mại. Mỗi năm, Công ty đóng góp vào ngân sách Nhà nước các loại thuế, phí gần 30 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 100 lao động địa phương, với mức lương bình quân 9 triệu đồng/người/tháng.

Ông Lục Quang Hùng, Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thanh Thủy cho biết: Những năm 90 của thế kỷ trước, nguồn điện sinh hoạt trên địa bàn tỉnh luôn trong tình trạng thiếu, rất nhiều thôn, xã không có điện lưới quốc gia, chủ yếu dùng đèn dầu. Công ty chúng tôi đã đầu tư đầu tư vào lĩnh vực thủy điện từ năm 2003. Những doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thủy điện như Công ty Thủy điện Thanh Thủy đều mong muốn cùng với tỉnh từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế hệ thống sông, suối dày đặc của tỉnh để cung cấp thêm nguồn năng lượng điện cho hệ thống điện lưới quốc gia, đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của người dân. Đồng thời hoạt động của các nhà máy thủy điện sẽ đem lại nguồn thu ngân sách ổn định cho tỉnh, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương, đóng góp tích cực vào công tác đảm bảo an sinh xã hội cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh... góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương.

Bài, ảnh:  DUY TUẤN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giữ dòng “huyết mạch” kinh tế thông suốt
BHG - Hiện nay, Công ty Xăng dầu Hà Giang (Petrolimex Hà Giang) đã phát triển hệ thống bán lẻ với gần 30 cửa hàng xăng dầu phủ khắp 11/11 huyện, thành phố. Dòng xăng dầu ngược chảy vùng cao, biên viễn xa xôi, len lỏi đến nhiều địa bàn khó khăn của dải đất biên cương cực Bắc, dù phải bù lỗ nhiều tỷ đồng chi phí vận chuyển, song, Petrolimex vẫn sắt son sứ mệnh cao cả: Giữ dòng “huyết mạnh” kinh tế thông suốt, đảm bảo xăng dầu cho nhu cầu dân sinh, phát triển xã hội và an ninh năng lượng quốc gia.
13/10/2022
Hiệp hội Doanh nghiệp đoàn kết, vượt khó, đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh
BHG - Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh (Hiệp hội) với 423 hội viên, 6 tháng đầu năm đóng góp khoảng 65% tổng thu ngân sách trên địa bàn. Đó là kết quả nổi bật, nói lên sự cố gắng, nỗ lực, vượt qua khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Hà Giang luôn đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh. Nhân dịp kỷ niệm 18 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, phóng viên Báo Hà Giang có bài phỏng vấn ông Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hiệp hội về những thuận lợi, khó khăn và đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp cho sự phát triển của tỉnh.
12/10/2022
Phát triển bền vững cam Sành Hà Giang – Kỳ 1: “Thương hiệu vàng” nơi cực Bắc
BHG - Nhận diện điểm nghẽn, kịp thời ra quyết sách, khơi dòng vốn chính sách đặc thù để hỗ trợ phát triển bền vững cây cam Sành. Thực tế này một lần nữa khẳng định sự quyết tâm, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền tỉnh trong công tác lãnh, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhằm khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đưa cam Sành Hà Giang đến gần hơn với người tiêu dùng cả nước.
12/10/2022
Phụ nữ Hà Giang nắm "cơ hội vàng" phát triển sản phẩm OCOP
Nhiều năm qua, những người phụ nữ huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) không ngừng thay đổi các phương thức phát triển kinh tế, đặc biệt xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hàng hoá, mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
11/10/2022