Bắc Mê chú trọng mở rộng diện tích cây dược liệu

11:16, 17/10/2022

BHG - Những năm gần đây, cùng với việc quan tâm phát triển cây trồng chủ lực, huyện Bắc Mê chú trọng đưa vào trồng một số loại cây dược liệu quý cung cấp nguồn nguyên liệu cho thị trường. Đây thực sự là hướng đi có triển vọng để người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Người dân xã Phiêng Luông thu hoạch Ý dĩ.
Người dân xã Phiêng Luông thu hoạch Ý dĩ.

Từ những thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng, huyện Bắc Mê đã đưa cây dược liệu là nội dung trọng tâm trong Nghị quyết Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2021 – 2025. Đồng chí Lý Hải Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Nhằm tạo sự đột phá trong phát triển cây dược liệu, huyện đã xây dựng cơ chế đặc thù, tạo môi trường minh bạch, thuận lợi nhằm thu hút các nguồn lực, dự án đầu tư vào lĩnh vực dược liệu; rà soát diện tích đất, tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã thủ tục liên quan đến việc thuê đất; ban hành phương án xây dựng mới 10 vườn ươm, quy mô 1.500 m2, năng lực sản xuất từ 80 - 100 vạn cây con mỗi năm, đáp ứng yêu cầu về cây giống trồng rừng tại địa phương. Đồng thời phát huy trách nhiệm của lực lượng khuyến nông từ huyện đến thôn, bản trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn nhân dân trồng, chăm sóc, quản lý tốt diện tích rừng trồng; bố trí nguồn lực từ các chương trình, dự án, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó ưu tiên đào tạo các ngành nghề về trồng rừng, dược liệu tại các xã, thị trấn”.

Qua 2 năm triển khai trên lĩnh vực dược liệu, huyện đã thu được kết quả nổi bật: Trồng mới trên 81,8 ha cây quế đạt 60% mục tiêu nghị quyết (NQ); 41,6 ha cây Hồi đạt 27,7% NQ; duy trì trồng 331,3 ha cây Nghệ, 7 ha cây Bồ kết. Bên cạnh đó trồng thành công một số cây dược liệu quý, như: Tam thất; Thất diệp nhất chi hoa; Ý dĩ; Ba kích; Đinh lăng…

Là xã có độ cao trung bình 1.200 – 1.500 m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình 22,30c, độ ẩm không khí đạt 80 – 90%. Trở thành điều kiện thuận lợi để xã Phiêng Luông đầu tư phát triển cây dược liệu. Theo đồng chí Trần Chí Dũng, Phó chủ tịch UBND xã cho biết: “Trên cơ sở khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên thích hợp, xã xác định đưa cây dược liệu trở thành cây chủ lực và xây dựng cơ chế thu hút tổ chức, người dân; đưa việc trồng và phát triển cây dược liệu vào NQ của Đảng bộ xã; liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức nhằm cung ứng giống, hỗ trợ kỹ thuật, thu mua sản phẩm; thành lập HTX dược liệu Phiêng Luông; chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đồng thời thử nghiệm trồng các cây dược liệu quý, như: Tam thất, Hoàng tinh, Đẳng sâm, Ấu tẩu… sau khi thu hoạch được các công ty đánh giá cao về tinh chất và hàm lượng sản phẩm. Qua đó, từ 2 hộ với 0,7 ha trồng Ý dĩ đến năm 2022 đã có 14 hộ trồng với 5,3 ha; có hơn 1 ha trồng Tam thất; 1 ha Thất diệp nhất chi hoa…”.

Anh Lý Văn Thành, thôn Phiêng Luông, xã Phiêng Luông chia sẻ: “Dưới sự vận động của xã, cùng việc có sẵn diện tích đất, gia đình đã ký kết với công ty Bông Sen Vàng trong việc liên kết trồng cây Ý dĩ. Năm 2021 gia đình trồng thử nghiệm 5.000 m2 cho thu nhập trên 25 triệu đồng. Tiếp nối thành công đó, năm nay gia đình mở rộng và trồng trên 1 ha, hiện cây đã cho thu hoạch và bán với giá 20.000/kg hạt. Từ việc trồng cây Ý dĩ tôi nhận thấy có hiệu quả và đạt năng xuất cao hơn rất nhiều so với trồng ngô và các cây khác. Tuy nhiên, gia đình mong muốn được hỗ trợ thêm về kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để được giá thành cao hơn”.

Từ những lợi thế và kết quả bước đầu, huyện đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025 trồng mới 3.050 ha rừng kinh tế; 150 ha cây Hồi, 300 ha cây Quế, đồng thời thí điểm việc liên kết trồng Quế với mật độ từ 5.000 - 10.000 cây/ha để chiết xuất tinh dầu. Nhân rộng trồng các cây dược liệu quý sau quá trình thí điểm.

Bài, ảnh: Hoàng Yến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát triển bền vững cam Sành Hà Giang - Kỳ cuối: Tạo sức bật cho cây cam Sành
BHG - Chủ trương chung của cấp ủy, chính quyền tỉnh là duy trì ổn định diện tích cam Sành toàn tỉnh chỉ 5.000 ha. Nhưng nhiều năm nay, diện tích cam Sành đã cao gấp 1,4 lần so với định hướng và bộc lộ không ít nhược điểm trong quá trình sản xuất. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc ban hành quyết sách, hành động mạnh mẽ để tạo đà cho cam Sành bứt phá, phát triển bền vững.
16/10/2022
Bảo đảm tăng trưởng nông nghiệp từ cây vụ Đông
BHG - Với phương châm “Nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất từ cây vụ Đông”, tỉnh ta đang tập trung các giải pháp đảm bảo tăng trưởng ngành Nông nghiệp, quyết tâm tạo đột phá từ cây vụ Đông.
16/10/2022
Nâng cao ý thức người dân trong quản lý, bảo vệ rừng

BHG - Thời gian qua, cùng nhiệm vụ tuần tra bảo vệ rừng (BVR), Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Mê đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật đến người dân không vi phạm các quy định về BVR. Nhờ đó, công tác quản lý, BVR của đơn vị có nhiều chuyển biến tích cực; nhận thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng ngày càng nâng lên rõ rệt.


16/10/2022
Phát triển nông nghiệp thông minh ở Hà Giang
Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới đặc biệt khó khăn, hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, với 86% dân cư là lao động nông thôn. Do địa hình bị chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, thường xảy ra thiên tai, bão lũ và tập quán canh tác còn lạc hậu, trình độ dân trí thấp, cho nên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, tỉnh thực hiện cơ cấu lại nền nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ có trọng tâm, trọng điểm để thay đổi tư duy tập quán canh tác của người dân...
16/10/2022