Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp

14:47, 30/09/2022

BHG - Ngày 29.9, tại huyện Hoàng Su Phì, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp&PTNT tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển chè hữu cơ gắn với liên kết chế biến, tiêu thụ sản phẩm các tỉnh miền núi phía Bắc”. Tham dự diễn đàn có giáo sư, tiến sỹ khoa học Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam; Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Hoàng Văn Hồng; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp&PTNT; lãnh đạo Sở Nông nghiệp&PTNT; đại diện Trung tâm Khuyến nông, các doanh nghiệp, HTX và nông dân tiêu biểu các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái và Phú Thọ.

Lễ công bố Cây Chè di sản Việt Nam đối với quần thể chè Shan tuyết Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh có diện tích chè đứng thứ 2 cả nước với tổng diện tích trên 20 nghìn ha, diện tích chè cho thu hoạch hơn 18 nghìn ha, sản lượng hàng năm đạt hơn 94 nghìn tấn chè búp tươi. Đặc biệt, cây chè Shan tuyết là cây trồng đặc sắc của tỉnh, thương hiệu “Chè Shan tuyết Hà Giang” được thị trường trong nước và quốc tế ưu chuộng với các dòng sản phẩm: Trà xanh, hồng trà, trà đen, cao trà… Từ năm 2011, tỉnh Hà Giang đã thực hiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên cây chè Shan tuyết tại huyện Vị Xuyên với diện tích khoảng 900 ha. Đến nay, tổng diện tích chè toàn tỉnh được chứng nhận theo các Tiêu chuẩn (VietGAP, hữu cơ) trên 11 nghìn ha/65 vùng/63 cơ sở, chiếm khoảng 61,25% diện tích chè toàn tỉnh…

Phát biểu khai mạc diễn đàn Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Hoàng Văn Hồng nhấn mạnh: Chè là một trong những cây trồng thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay, nước ta đứng thứ 5 thế giới về sản lượng chè xuất khẩu. Đến năm 2021, cả nước có 34 tỉnh thành trồng chè. Các tỉnh có diện tích chè lớn là Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ, Lâm Đồng... Sản lượng chè của Việt Nam tập trung chính tại hai vùng là vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Theo số liệu thống kê, diện tích chè cả nước đạt hơn 122,5 nghìn ha, giảm khoảng 12 nghìn ha so với năm 2015. Tuy nhiên, năng suất chè lại tăng từ 85,9 tạ/ha lên 97,4 tạ/ha. Sản lượng chè đạt 1,087 triệu tấn, tăng 87 nghìn tấn so với năm 2015. Hiện có 257 doanh nghiệp chế biến chè quy mô công nghiệp với tổng công suất thiết kế 5.204 tấn búp tươi/ngày. Năm 2021, xuất khẩu chè cả nước đạt 126.800 tấn, kim ngạch đạt 213,9 triệu USD, giá trung bình 1.686 USD/tấn.

Lễ gắn biển chứng nhận Vùng chè Shan tuyết di sản Việt Nam ở thôn Phìn Hồ.
Lễ gắn biển chứng nhận Vùng chè Shan tuyết di sản Việt Nam ở thôn Phìn Hồ.

Tại Diễn đàn, đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ngành nông nghiệp các tỉnh, các chuyên gia và đơn vị kinh doanh, nông dân phân tích nhưng khó khăn, thuận lợi trong công tác bảo tồn và phát triển cây chè. Trao đổi, thảo luận về cơ chế, chính sách của T.Ư và địa phương đối với sản xuất chè hữu cơ, trong đó tập trung khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong sản xuất, chế biến chè theo tiêu chuẩn hữu cơ; vấn đề quy hoạch, phát triển vùng sản xuất chè gắn với nâng cao chất lượng; công tác quản lý về sản xuất chè hữu cơ và các giải pháp về khoa học công nghệ; công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân khi chuyển đổi sang sản xuất chè hữu cơ; giải pháp nâng cao năng lực chế biến chè, xây dựng thương hiệu, liên kết, xúc tiến thương mại… 

Dịp này, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã công bố “Cây chè di sản Việt Nam đối với quần thể chè Shan tuyết Hà Giang” với 1.324 cây tại 53 thôn, 22 xã thuộc 5 huyện: Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình và Xín Mần. Trước đó, các đại biểu đã đi tham quan mô hình canh tác chè hữu cơ Oganic châu Âu, gắn biển chứng nhận Vùng chè Shan tuyết di sản Việt Nam ở thôn Phìn Hồ, xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì). 

Tin, ảnh: Văn Long


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

“Cú hích” phát triển nông nghiệp bền vững - Kỳ cuối: Nâng tầm sản phẩm đặc trưng
BHG - Có thể nói, hiện nay ngành nông nghiệp của tỉnh đang đối mặt với hai thách thức lớn, đó là biến đổi khí hậu đã, đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp; sự linh hoạt, năng động của kinh tế thị trường mở với xu thế sử dụng sản phẩm ngon, sạch của người tiêu dùng đòi hỏi sản xuất nông nghiệp phải thay đổi tư duy để thích ứng. Giải pháp tối ưu chính là phải đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào nông nghiệp, nông thôn, phải đưa được hàm lượng KHCN cấu thành vào trong giá trị của sản phẩm.
30/09/2022
“Cú hích” phát triển nông nghiệp bền vững - Kỳ II: Gỡ “điểm nghẽn” sản xuất
BHG - Tỉnh ta chủ yếu sản xuất nông nghiệp, với trên 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn. Để khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII đã xác định mục tiêu: “… tăng cường ứng dụng KHCN và đổi mới sáng tạo…, xây dựng Hà Giang là tỉnh phát triển về thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp đặc trưng hàng hóa; đến năm 2025 là tỉnh có KT - XH phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc…”.
30/09/2022
“Cú hích” phát triển nông nghiệp bền vững - Kỳ I: Khẳng định vai trò “xương sống”
BHG - Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất giúp người dân miền cực Bắc giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế, thay đổi tư duy, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo liên kết trong sản xuất, bảo vệ môi trường. Đây được xem là “cú hích” phát triển nông nghiệp bền vững, giúp người dân địa đầu Tổ quốc xây cuộc sống ấm no.
29/09/2022
Gương sáng trong phát triển kinh tế ở thôn Tà Vải
BHG - Với sự cần cù, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm, chị Mai Thúy Đua, hội viên cựu chiến binh (CCB) thôn Tà Vải, xã Ngọc Đường (thành phố Hà Giang) đã mạnh dạn phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, mang lại hiệu quả cao, trở thành gương tiêu biểu trong phong trào thi đua phát triển kinh tế tại địa phương.
27/09/2022