Liên Hiệp đổi mới trong phát triển chăn nuôi

07:57, 23/08/2022

BHG - Chuyển sang chăn nuôi động vật ăn cỏ để tránh thua lỗ được xem là giải pháp giúp người nông dân xã Liên Hiệp (Bắc Quang) có thu nhập ổn định. Chuyển hướng chăn nuôi động vật ăn cỏ còn là cách làm nông nghiệp tuần hoàn...

Nuôi cá và kinh doanh du lịch, dịch vụ là cách nhà nông Liên Hiệp đang làm rất hiệu quả.
Nuôi cá và kinh doanh du lịch, dịch vụ là cách nhà nông Liên Hiệp đang làm rất hiệu quả.

Hồ hởi bắt tay tôi, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Liên Hiệp, Hoàng Văn Chuông cho biết: Ngay từ đầu năm, Liên Hiệp đã chỉ đạo người dân chuyển hướng chăn nuôi kịp thời để tránh thua lỗ khi có biến động tăng giá thức ăn. Trong đó, hạn chế tối đa chăn nuôi động vật phải dùng thường xuyên đến thức ăn chế biến sẵn (đặc biệt là nuôi lợn). Chuyển mạnh sang chăn nuôi trâu, bò, dê, gà, vịt và cá để tận dụng nguồn thức ăn có sẵn. Thực tiễn cho thấy, trong vòng 7 tháng đầu năm nay giá thức ăn chăn nuôi chế biến sẵn đã tăng ít nhất là 11 lần, tăng tới 50% so cùng kỳ năm ngoái. Còn giá bán lợn hơi thì vẫn duy trì quanh mức 55 – 57 ngàn đồng/kg. Sự cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi ở Liên Hiệp đã không ảnh hưởng đến kế hoạch đề ra, mức độ duy trì đàn gia súc, gia cầm hiện nay vẫn ổn định về số lượng. Tổng đàn vẫn đạt gần 3.600 con gia súc và gần 23.000 con gia cầm, đạt 101% kế hoạch năm. Trong đó, đàn trâu, bò, dê đều tăng. Riêng diện tích nuôi cá tăng mạnh lên trên 61 ha. Ông Đặng Quầy Tuấn, thôn Nà Om cho hay, hạn chế bớt chăn nuôi lợn để mở rộng quy mô chăn nuôi trâu, bò, dê, nuôi cá là hướng đi hay. Hay ở chỗ, nhà nhà đều tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn như cỏ, thân cây chuối, các loại lá trên rừng hay lấy từ trong vườn... Kèm theo giải pháp ủ thức ăn xanh từ các loại lá rừng, thân cây ngô tươi sau thu hái bắp; cách ủ cũng rất đơn giản, dễ làm và nhà nào cũng có thể thực hiện được và tận dụng được. Người dân trong thôn, xã còn tận dụng được cả nguồn rơm, rạ rất nhiều ngay sau khi thu hoạch lúa 2 vụ/năm. Rơm, rạ ngay khi thu hoạch được phơi khô, đánh đống dùng ủ làm thức ăn nuôi trâu, bò. Sự kết hợp các loại thức ăn tươi, thức ăn khô, kèm thêm ít cám ngô, cám gạo, bột sắn, ít muối ăn sẽ tạo ra nguồn thức ăn rất giàu năng lượng, đầy đủ dưỡng chất giúp đàn trâu, bò phát triển khoẻ mạnh, tăng trưởng tốt. Ông Tuần cho biết thêm, thôn Nà Om đang chuyển hướng chăn nuôi động vật ăn cỏ, nuôi cá và gà thả vườn, ngan, vịt thả ao, ruộng theo cách làm nông nghiệp truyền thống. Cách làm đó đã giúp giảm chi phí đầu tư, tăng giá trị thực phẩm được người tiêu dùng đón nhận.

Nhìn ở góc độ kinh tế cho thấy: Người chăn nuôi được hưởng lợi nhuận “kép” đó là, có gia súc để bán thu tiền và có phân bón để đầu tư trở lại cho trồng trọt thu lợi từ hoa màu; môi trường sống an toàn, thuận với tự nhiên không chất thải nguy hại. Chuyển hướng mạnh sang chăn nuôi cá đã giúp Liên Hiệp tận dụng được toàn bộ diện tích mặt nước ao, hồ trên địa bàn. Đi kèm là sức lao động nhàn rỗi được huy động tối đa, cộng với lượng thức ăn xanh thô từ tự nhiên, từ trồng trọt cũng được tận thu triệt để để nuôi cá. Nhiều gia đình còn sử dụng ao, hồ nuôi cá làm dịch vụ thu hút khách du lịch. Anh Nguyễn Văn Tứ, thôn Ba Hồng cho biết: Khách đến câu cá tại hồ gia đình đang ngày một đông. Người nuôi cá vừa được hưởng lợi từ dịch vụ bán chỗ ngồi cho khách câu cá, lại vừa làm dịch vụ ăn, nghỉ tại chỗ mang lại nguồn thu nhập khá cho gia đình.

Cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi ở Liên Hiệp đã mang lại cho chúng ta bài học hữu ích về sản xuất nông nghiệp tuần hoàn thuận với tự nhiên, không phát thải có hại. Mong rằng, cách làm trên ở Liên Hiệp sẽ được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp.

Bài, ảnh: Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giữ nguyên giá xăng, giá dầu tăng mạnh
Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều nay, 22/8, Liên Bộ Công thương-Tài chính đã quyết định giữ nguyên giá xăng so kỳ điều hành lần trước.
23/08/2022
Quang Bình phục hồi và phát triển bền vững vùng cam Sành
BHG - Cam Sành là cây trồng mũi nhọn phát triển kinh tế của huyện Quang Bình. Hiện nay, người trồng cam trên địa bàn huyện ý thức rất rõ giá trị thương hiệu của cây cam và chuyển đổi hướng canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP. Với mục tiêu phát triển bền vững cây cam Sành, huyện Quang Bình đã triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ người dân trồng cam theo Nghị quyết số 58 của HĐND tỉnh.
22/08/2022
Những tuyến đường kiểu mẫu ở Vị Xuyên
BHG - Hiến đất, làm đường giao thông, trồng hoa, cây cảnh quan, vệ sinh môi trường, lắp đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời, lát vỉa hè... bằng nguồn xã hội hóa. Những tuyến đường Nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu từ sức dân đang mang lại diện mạo mới cho nông thôn Vị Xuyên.
22/08/2022
Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về sản xuất chè
Theo Bộ NN&PTNT, diện tích trồng chè cả nước hiện đạt 123.000ha, năng suất bình quân đạt gần 95 tạ/ha, sản lượng đạt 1,02 triệu tấn chè búp tươi. Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, đứng thứ 7 về sản xuất chè. Sản phẩm chè của Việt Nam xuất khẩu tới 74 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các thị trường chính của chè Việt Nam là: Pakistan, Trung Quốc, Nga, Indonesia… Trong đó, thị trường Trung Quốc chiếm 12-15% lượng chè xuất khẩu của Việt Nam.
19/08/2022