Thúc đẩy thương mại hiện đại, tăng trưởng nhanh và bền vững

15:45, 22/06/2022

BHG - Phát triển thương mại đảm bảo tăng trưởng nhanh, bền vững, thực hiện cơ cấu lại thương mại theo hướng đổi mới, sáng tạo và số hóa, công nghệ hóa phương thức kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp; phát triển thương hiệu hàng hóa đặc trưng của tỉnh, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng là mục tiêu chủ yếu của tỉnh ta trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” theo Quyết định 1163/QĐ-TTg.

Các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
Các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.

Thương mại - dịch vụ là một trong những lĩnh vực có vai trò quan trọng phát triển KT-XH. Những năm gần đây, ngành Thương mại – dịch vụ của tỉnh đã có những bước đột phá với mức tăng trưởng khá, cùng với hạ tầng thương mại ngày càng được đầu tư mở rộng, tạo động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Đến năm 2020, tỷ trọng thương mại – dịch vụ chiếm 44,2% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ bình quân tăng 11,8%/năm. Triển khai thực hiện Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, UBND tỉnh xác định phát triển thương mại theo hướng hiện đại, văn minh, phù hợp với quy mô, đặc điểm của tỉnh; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại, phát triển đầy đủ hạ tầng thiết yếu khu vực nông thôn, phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Giám đốc Sở Công thương, Nguyễn Khắc Quyền cho biết: Thương mại nội địa có vai trò quan trọng đối với phát triển KT-XH, kết nối sản xuất và tiêu dùng, tác động tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Do vậy, Chiến lược phát triển thương mại thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm tăng cường khai thác hiệu quả thị trường trong nước, hạn chế tác động tiêu cực trước những rủi ro về chính trị, kinh tế quốc tế, giảm sự phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Ngành đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho tỉnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện. Trong đó, đặc biệt chú trọng giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, rà soát, đề xuất cắt giảm các điều kiện và thời gian thực hiện thủ tục liên qua đến hoạt động thương mại; phát triển doanh nghiệp phân phối, gắn kết lưu thông với sản xuất, đẩy mạnh liên kết các chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hóa…

Với đặc thù của một tỉnh miền núi, biên giới, hạ tầng thương mại còn thiếu, chưa đồng bộ, tính kết nối chưa cao. Thị trường hàng hóa và số doanh nghiệp, HTX, thương nhân kinh doanh buôn bán, dịch vụ tăng nhanh nhưng phân tán, quy mô nhỏ, trao đổi mua bán qua nhiều khâu trung gian làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, tỉnh đang tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, với nhiều chính sách ưu đãi như: Ưu tiên quỹ đất, ưu đãi về thuế, tín dụng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp trong triển khai thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng... Phấn đấu đến năm 2025, thu hút đầu tư xây dựng 1 trung tâm hội chợ triển lãm và 1 trung tâm thương mại tại thành phố Hà Giang; 1 trung tâm logistic tại Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy; chuỗi cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị hạng 3 tại trung tâm một số huyện. Đặc biệt, chú trọng phát triển hạ tầng thương mại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh, trao đổi, mua bán hàng hóa của người dân.

Xác định, chuyển đổi số là một trong những “chìa khóa” quan trọng nhằm góp phần phát triển thương mại, dịch vụ theo hướng hiện đại, thông minh, gia tăng giá trị; các sở, ngành, địa phương đang tập trung phát triển thương mại điện tử và các loại hình thương mại dựa trên nền tảng số hóa. Sở Công thương đã phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương triển khai nhiều lớp tập huấn kỹ năng phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, chủ động kết nối xúc tiến quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm của Hà Giang trên các sàn thương mại điện tử như Postmart, Voso, Sendo. Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX ứng dụng các phần mềm quản lý thông tin khách hàng, quản lý bán hàng thông minh. Tăng cường kết nối doanh nghiệp thương mại điện tử với các doanh nghiệp, HTX sản xuất, phân phối để quản lý chuỗi cung ứng; đẩy mạnh hình thức mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến, từng bước thay đổi thói quen mua sắm, hành vi tiêu dùng của người dân theo hướng văn minh, hiện đại.

Tỉnh cũng khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh thương mại đổi mới công nghệ và ứng dụng KHCN vào sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tăng cường phân tích, dự báo thị trường để định hướng phát triển sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp, HTX; hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ sản phẩm của tỉnh ứng phó với những biến động bất lợi của thị trường.

Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tăng cường tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ; chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các điểm bán hàng Việt nhằm giúp người dân tiếp cận dễ dàng hơn với những sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng, sản phẩm đặc trưng của tỉnh… góp phần tích cực phát triển thị trường nội địa theo hướng bền vững.

Bài, ảnh: NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hoàng Su Phì nỗ lực xây dựng Nông thôn mới
BHG - Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), khu vực nông thôn huyện Hoàng Su Phì đã có những chuyển biến rõ nét, kết cấu hạ tầng KT-XH được quan tâm đầu tư xây dựng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên đáng kể. Hiện nay, cấp ủy, chính quyền huyện đang tập trung mọi nguồn lực, huy động sự tham gia của các tầng lớp nhân dân để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM trong năm 2022.
20/06/2022
Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường và tiêu thụ nông sản
BHG - Thời gian qua, khi các hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh hoạt động cầm chừng do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở Công thương đã tích cực phối hợp với các ngành, tham mưu cho UBND tỉnh đổi mới phương thức xúc tiến thương mại; tư vấn, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh thực hiện giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Qua đó đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX nâng cao năng lực tiếp cận thị trường và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thuận lợi.
20/06/2022
Sức sống mới ở xã NTM Liên Hiệp
BHG - Đây là chè Nà Ôm, chất lượng OCOP của Liên Hiệp sau gần 1 năm về đích NTM. Nước màu cánh dán, hương nhẹ, vị chát ngọt kèm theo chút ngầy ngậy béo. Thật tuyệt vời. Khoe sản phẩm OCOP chè, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Liên Hiệp (Bắc Quang), Hoàng Văn Chuông kéo tay tôi: Chúng mình vào Nà Ôm xem cho thực tế...
19/06/2022
PCI xác định “điểm nghẽn” trong điều hành kinh tế
BHG - Mặc dù chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 của tỉnh ta tăng 2 bậc so với năm 2020 nhưng vẫn xếp hạng ở nhóm tương đối thấp so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Thông qua PCI giúp chính quyền tỉnh xác định rõ ưu thế cũng như “điểm nghẽn” trong điều hành kinh tế. Từ đó, đưa ra quyết sách phù hợp để điều hành kinh tế hiệu quả, thúc đẩy doanh nghiệp (DN) thuộc khu vực kinh tế tư nhân phát triển.
19/06/2022