Mỗi lít xăng giảm hơn 600 đồng

15:25, 21/03/2022

Từ 15h, mỗi lít xăng RON 95, E5 RON92 giảm 630-650 đồng; còn dầu diesel giảm hơn 1.630 đồng.

Theo Liên bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng E5 RON 92 giảm 650 đồng, RON95 hạ 630 đồng. Trong khi đó, các mặt hàng dầu hạ thêm 560-1.670 đồng một lít, kg tuỳ loại so với cách đây 10 ngày.

Như vậy, sau điều chỉnh, giá xăng E5 RON 92 từ 15h ngày 21/3 là 28.330 đồng một lít; RON 95 là 29.190 đồng. Đây là lần giảm giá đầu tiên từ đầu năm sau 6 lần tăng liên tiếp.

Giá các loại dầu đều giảm. Dầu hoả là 22.240 đồng một lít, giảm 1.670 đồng. Dầu diesel giảm 1.630 đồng, về còn 23/630 đồng một lít. Dầu mazut là 20.420 đồng một kg, giảm 560 đồng.

Theo liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng dầu thành phẩm bình quân trên thị trường thế giới 10 ngày qua giảm. Như xăng RON92, loại dùng để pha chế E5 RON92 giảm hơn 7,8%; xăng RON95 giảm 7,3% một thùng, dầu diesel hạ trên 15,7% mỗi thùng... Nhưng giá dầu thế giới vài ngày qua tăng trở lại.

Để có dư địa điều hành trong các kỳ tới khi thị trường còn diễn biến phức tạp, liên Bộ quyết định đưa ra mức giảm trên, đồng thời giảm chi sử dụng Quỹ bình ổn, thêm trích lập quỹ với một số mặt hàng. Việc này nhằm để giá các mặt hàng xăng dầu trong nước biến động theo xu hướng thế giới và giảm áp lực cho Quỹ bình ổn vốn đã âm tại 13 doanh nghiệp.

Cụ thể kỳ này không chi sử dụng từ Quỹ bình ổn, giảm 950 đồng mức trích quỹ bình ổn với xăng RON95 về còn 50 đồng một lít; mức trích với mỗi lít xăng E5 RON92 là 200 đồng, dầu hỏa 300 đồng, dầu diesel 400 đồng.

Thuế bảo vệ môi trường với xăng vẫn áp dụng ở mức 3.800- 4.000 đồng một lít; dầu là 1.000-2.000 đồng một lít, kg tuỳ loại. Dự kiến ngày 23/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp bàn, thảo luận đề xuất giảm một nửa thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu của Chính phủ. Nếu được thông qua, mức giảm này sẽ có hiệu lực từ 1/4, nhờ vậy, mỗi lít xăng có thể giảm tương ứng 2.000 đồng và dầu là 1.000 đồng (chưa gồm thuế VAT).

Theo vnexpress.net


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Những mầm xanh trên miền đá Sính Lủng
BHG - Sự khó khăn, khắc nghiệt về khí hậu, địa hình nơi Cao nguyên đá huyện Đồng Văn đã ảnh hưởng đến tập quán canh tác của đồng bào các dân tộc nơi đây. Nhưng với sự cần cù, chăm chỉ, những người nông dân đã giúp “núi đá nở hoa”. Đặc biệt, sau khi tỉnh phát động Chương trình cải tạo vườn tạp, tạo sinh kế cho người dân, dưới sự định hướng của cấp ủy, chính quyền địa phương người dân các thôn, xã vùng cao đã tích cực, chủ động cải tạo đất, đá. Nhờ đó, đã tạo ra những mảnh vườn đầy sức sống với những mầm non đang mạnh mẽ vươn mình trên đá xám.
21/03/2022
Phát triển đô thị bền vững, hài hòa
BHG - Hiện nay, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh diễn ra khá nhanh, nhất là thành phố Hà Giang và trung tâm các huyện. Tuy nhiên, còn nhiều bất cập do thiếu chặt chẽ trong quản lý xây dựng theo quy hoạch; phát triển đô thị chưa trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ… Giải bài toán này, tỉnh đang tập trung nhiều giải pháp nhằm phát triển đô thị một cách bền vững, hài hòa.
20/03/2022
Cháng Mí Giàng vươn lên từ nghề nuôi ong mật
BHG - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất núi đá tai mèo với bao vất vả của người thuần nông. Tuy nhiên, nhiều đoàn viên, thanh niên không bao giờ sợ khó, sợ khổ mà từ bỏ quê hương, ngược lại còn biết tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương tập trung phát triển mô hình kinh tế, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó phải nói đến anh Cháng Mí Giàng, sinh năm 1987, dân tộc Mông, thôn Lùng Vái, xã Cán Tỷ (Quản Bạ)  vươn lên với mô hình nuôi ong lấy mật.
18/03/2022
Yên Minh phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại
BHG - Thời gian qua, chương trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp được huyện Yên Minh quan tâm thực hiện, trong đó, tập trung định hướng người dân phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững.
18/03/2022