“Bức tranh” kinh tế khởi sắc

14:57, 22/03/2022

BHG - Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 và tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân; dưới sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, tình hình KT – XH của tỉnh trong 2 tháng đầu năm vẫn giữ được đà tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu khởi sắc ngay từ đầu năm, tạo đà cho nền kinh tế phục hồi tăng trưởng.

Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 2 tăng mạnh do nhu cầu mua sắm của người dân.
Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 2 tăng mạnh do nhu cầu mua sắm của người dân.

Tháng 2 là tháng diễn ra Tết Nguyên đán Nhâm Dần, do vậy các cấp chính quyền đã nỗ lực triển khai các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội đảm bảo theo phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Tổ chức cho nhân dân đón Tết, vui Xuân đầm ấm, vui tươi, an toàn. Những tháng đầu năm, sản xuất nông nghiệp diễn ra trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Đến hết tháng 2, toàn tỉnh gieo cấy được 6.068 ha lúa Xuân, đạt 65,7% kế hoạch; ngô gieo trồng 11.815 ha; đậu tương 1.709 ha; lạc 3.554 ha; rau đậu khác 1.006 ha. Rét đậm, rét hại khiến 50 kg mạ bị chết; 2,8 ha lạc bị thiệt hại; 36,3 ha cây trồng khác bị ảnh hưởng. Hiện nay, ngành Nông nghiệp đang khẩn trương hướng dẫn nông dân đẩy nhanh tiến độ gieo trồng vụ Xuân đảm bảo đúng khung thời vụ. Thời tiết rét đậm kéo dài cũng khiến ngành Chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên nhờ làm tốt công tác chuẩn bị phòng, chống đói rét nên đã giảm thiểu thiệt hại xảy ra. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng so với cùng kỳ, trong đó: Trâu hơi tăng 2,89%; bò hơi tăng 14,27%; lợn hơi tăng 3,52%; gia cầm hơi tăng 4,11%.

Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch có nhiều khởi sắc so với năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 2 ước đạt 1.053 tỷ đồng, tăng 0,66% so với cùng kỳ. Các mặt hàng thiết yếu và hàng hóa tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán được các cơ sở kinh doanh chuẩn bị, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng 0,89% so với cùng kỳ. Hoạt động vận tải đảm bảo đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại, du lịch của nhân dân. Doanh thu vận tải tháng 2 ước đạt 57,2 tỷ đồng, tăng 3,52% so với tháng trước và tăng 12,92% so với cùng kỳ.

Tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. Chủ động xây dựng chương trình, tuyến du lịch gắn với các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân trên địa bàn các huyện, thành phố. Lượng khách du lịch đến Hà Giang trong tháng 2 tăng cao, đạt 195.357 lượt người, tăng 10,2% so với tháng trước. Tổng doanh thu du lịch đạt 390 tỷ đồng.

Đặc biệt, sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Mặc dù công nghiệp khai khoáng tháng 2 giảm so với tháng trước do nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng vẫn tăng 36,95% so với cùng kỳ. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng 2 giảm 6,71% so với tháng trước, nhưng tăng 51,81% so với cùng kỳ. Đặc biệt, lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng trưởng khá, tăng 72,87% so với cùng kỳ, do đảm bảo nguồn nước nên các nhà máy thủy điện phát huy công suất. Tính chung chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2 tăng 2,86% so với tháng trước và tăng 60,93% so với tháng cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành ước đạt 552,9 tỷ đồng, tăng 64,41% so với cùng kỳ.

Thu ngân sách nhà nước cũng tăng trưởng khá, đạt 347 tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ. Trong tháng 2, tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt 26.525 tỷ đồng, tăng 207 tỷ đồng so với tháng trước, tập trung vào một số chương trình như: Cho vay nông nghiệp, nông thôn; cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; cho vay khởi nghiệp… Đặc biệt, các ngành chuyên môn và các huyện, thành phố chủ động phối hợp kịp thời theo dõi, nắm bắt tình hình lao động trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Qua thống kê, có 85% lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong tỉnh và trên 96% lao động ngoại tỉnh đã quay trở lại thị trường làm việc. Trong tháng 2, tuyển mới đào tạo nghề cho 131 học viên hệ sơ cấp; duy trì đào tạo 1.856 học viên hệ trung cấp và cao đẳng. Tổ chức tư vấn việc làm, học nghề cho gần 3.000 lao động, giới thiệu việc làm thành công cho trên 200 lao động…

Với sự lãnh, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, sự vào cuộc của các ngành và niềm tin tưởng, chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân đã tạo nên những gam màu tươi sáng trong “bức tranh” KT – XH những tháng đầu năm. Khẳng định chiến lược thực hiện mục tiêu kép: Đẩy lùi dịch bệnh và phát triển kinh tế đi đúng hướng, tạo nền tảng quan trọng để kinh tế phục hồi, vươn đà tăng trưởng trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Bài, ảnh:  NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khi nông sản lên “sàn”
BHG - Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân, việc đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp qua các sàn thương mại điện tử (TMĐT) trở thành giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất nông nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ; góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
22/03/2022
Mỗi lít xăng giảm hơn 600 đồng
Từ 15h, mỗi lít xăng RON 95, E5 RON92 giảm 630-650 đồng; còn dầu diesel giảm hơn 1.630 đồng. Theo Liên bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng E5 RON 92 giảm 650 đồng, RON95 hạ 630 đồng. Trong khi đó, các mặt hàng dầu hạ thêm 560-1.670 đồng một lít, kg tuỳ loại so với cách đây 10 ngày.Như vậy, sau điều chỉnh, giá xăng E5 RON 92 từ 15h ngày 21/3 là 28.330 đồng một lít; RON 95 là 29.190 đồng. Đây là lần giảm giá đầu tiên từ đầu năm sau 6 lần tăng liên tiếp.
21/03/2022
Những mầm xanh trên miền đá Sính Lủng
BHG - Sự khó khăn, khắc nghiệt về khí hậu, địa hình nơi Cao nguyên đá huyện Đồng Văn đã ảnh hưởng đến tập quán canh tác của đồng bào các dân tộc nơi đây. Nhưng với sự cần cù, chăm chỉ, những người nông dân đã giúp “núi đá nở hoa”. Đặc biệt, sau khi tỉnh phát động Chương trình cải tạo vườn tạp, tạo sinh kế cho người dân, dưới sự định hướng của cấp ủy, chính quyền địa phương người dân các thôn, xã vùng cao đã tích cực, chủ động cải tạo đất, đá. Nhờ đó, đã tạo ra những mảnh vườn đầy sức sống với những mầm non đang mạnh mẽ vươn mình trên đá xám.
21/03/2022
Phát triển đô thị bền vững, hài hòa
BHG - Hiện nay, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh diễn ra khá nhanh, nhất là thành phố Hà Giang và trung tâm các huyện. Tuy nhiên, còn nhiều bất cập do thiếu chặt chẽ trong quản lý xây dựng theo quy hoạch; phát triển đô thị chưa trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ… Giải bài toán này, tỉnh đang tập trung nhiều giải pháp nhằm phát triển đô thị một cách bền vững, hài hòa.
20/03/2022