Trên vùng quê Nông thôn mới Lũng Cú

09:32, 09/08/2021

BHG - Suốt nhiều năm qua, kiên định với mục tiêu: “Xây dựng Nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, dài hạn, có điểm đầu mà không có điểm kết thúc; giai đoạn sau nâng cao, tiến bộ hơn giai đoạn trước để nông thôn không ngừng phát triển”, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã Lũng Cú (Đồng Văn) đã không ngừng phát huy nội lực, hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM. Sau gần 1 năm “về đích”, xã vùng biên Lũng Cú hiện đang khoác trên mình “tấm áo mới”, diện mạo mới; trên nương, ngoài rẫy tràn ngập khí thế tưng bừng, phấn khởi.

Anh Vàng Dỉ Phò, thôn Lô Lô Chải chăm sóc vườn Dâu tây.
Anh Vàng Dỉ Phò, thôn Lô Lô Chải chăm sóc vườn Dâu tây.

Xã Lũng Cú có 973 hộ, 4.993 khẩu, với 7 dân tộc sinh sống. Trong đó chủ yếu là dân tộc Mông và Lô Lô. Về Lũng Cú những ngày này, chúng tôi cảm nhận sâu sắc không khí vui tươi, phấn khởi của bà con, từ hoạt động sản xuất đến các phong trào xã hội, đâu đâu cũng mang tinh thần tích cực, khẩn trương.

Năm 2021, là năm đánh dấu sự đổi mới toàn diện của xã Lũng Cú. Ngay sau khi hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM, xã bắt tay vào giữ vững và nâng cao các tiêu chí. Trong đó, tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Tích cực triển khai các biện pháp như: Đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng KHKT, công nghệ vào sản xuất, tìm các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao cho bà con. Bên cạnh đó, đổi mới hoạt động các HTX, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường tìm đầu mối liên kết tiêu thụ sản phẩm cho người dân… 6 tháng đầu năm, xã chỉ đạo bà con tăng gia sản xuất, chăm sóc 36,5 ha ngô, 25,4 ha đậu tương; 88,9 ha rau đậu các loại. Thực hiện được 18 vườn tạp tại 9 thôn với tổng diện tích 4,9 ha. Các vườn cải tạo tập trung trồng cây lê là cây chủ lực và trồng xen kẽ cây gừng, Ớt gió và rau, đậu… Đến nay Ớt gió đã cho thu hoạch, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Đàn gia súc trên địa bàn phát triển ổn định với trên 6.000 con; đàn gia cầm hiện có 23.250 con; 4 gia trại chăn nuôi tiếp tục được mở rộng quy mô. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền xã tiếp tục tuyên truyền nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả như: Mô hình chăn nuôi bò lai sinh sản, nuôi bò vỗ béo, mô hình trồng Dưa hấu, lê. Nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm như: Hộ ông Giàng Pà Sau, Vàng Chứ Sùng thôn Xín Mần Kha; Vừ Mí Dia thôn Tả Giao Khâu. Đến nay, thu nhập của người dân ổn định, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn chiếm 11,7%, hộ trung bình chiếm 54,36%.

Bí thư Đảng ủy xã Chu Văn Hương cho biết: Sau gần 1 năm về đích NTM, xã Lũng Cú thực sự “thay da đổi thịt”, kinh tế tăng trưởng khá, một số mô hình được hình thành phát triển và mang lại hiệu quả cao. Chặng đường xây dựng NTM của xã vẫn đang tiếp tục với những mục tiêu cao hơn được đặt ra. Trong niềm vinh dự và tự hào khi là xã đầu tiên của huyện vùng cao Đồng Văn “cán đích” NTM, người dân xã Lũng Cú đang nỗ lực không ngừng, thi đua lao động, sản xuất giỏi, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. 

Những ngày này, bà con đang bắt đầu thu hoạch mùa vụ, đó là thành quả của sự nỗ lực, quyết tâm cao độ, chứng minh cho sự lãnh đạo đúng đắn, cách làm phù hợp và sự đồng lòng của nhân dân các dân tộc nơi đây. Bức tranh lao động, sản xuất vùng biên cực Bắc của Tổ quốc đang bừng sáng, là động lực cho những ngày sau càng rạng ngời.

Bài, ảnh: My Ly


Cùng chuyên mục

Agribank triển khai các chương trình cho vay ưu đãi

BHG - Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về định hướng phát triển kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư. Dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Giang và của Agribank, Agribank Hà Giang đã thực hiện việc cung ứng vốn cho nền kinh tế của tỉnh thông qua hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân để sản xuất, kinh doanh.

31/07/2021
OCOP - tạo sản phẩm đặc trưng mỗi vùng miền

BHG - Từ khi triển khai đến nay, Chương trình OCOP đã tạo khí thế thi đua lao động sáng tạo, tạo ra các sản phẩm đa dạng, phong phú từng vùng miền… Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-UBND ngày 22.3.2018 để làm cơ sở tổ chức thực hiện giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030. Chương trình được các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm, triển khai sâu rộng trong nhân dân, các chủ thể là doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh tham gia tích cực. 

09/08/2021
"Đất cằn nhả ngọc" - Kỳ cuối: Hành trình bền bỉ, lâu dài

BHG - Tại hội nghị trực tuyến 3 cấp BCĐ cải tạo vườn tạp (CTVT) trong tháng 6 vừa qua, đồng chí Đặng Quốc Khánh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khoá XV, tỉnh Hà Giang nhấn mạnh: "Tiếp tục tuyên truyền, thấm nhuần tư tưởng, quan điểm triển khai của tỉnh tới nhân dân và gắn chương trình CTVT vào chương trình xây dựng Nông thôn mới, nhằm nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân". Sự khẳng định trên một lần nữa tiếp thêm sức mạnh, thổi bùng sức dân trên con đường thoát nghèo. 

 

07/08/2021
Hội nghị trao đổi về các dự án đề xuất sử dụng vốn vay của Chính phủ Nhật Bản

BHG  - Sáng 6.8, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) tổ chức cuộc họp trực tuyến với một số địa phương trao đổi về các Dự án mới đề xuất sử dụng nguồn vốn vay của Chính phủ Nhật Bản. Đồng chí Hoàng Hải, Phó Cục trưởng chủ trì cuộc họp. Tham dự tại điểm cầu Hà Giang có lãnh đạo các Sở: Tài chính, KH&ĐT, Nông nghiệp&PTNT, Xây dựng, GTVT, Ban điều phối Chương trình CPRP và Văn phòng UBND tỉnh.

06/08/2021