Lý Chàn Tòng làm giàu từ cây chè Shan tuyết

10:18, 15/08/2021

BHG - Bà con xã Tiên Nguyên (Quang Bình) ai cũng biết đến anh Lý Chàn Tòng, thanh niên người Dao làm kinh tế giỏi từ cây chè Shan tuyết.

 Anh Lý Chàn Tòng hái chè.
Anh Lý Chàn Tòng hái chè.

Anh Lý Chàn Tòng sinh năm 1976, lớn lên từ Làng nghề Giấy bản người Dao thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang (Bắc Quang). Trong một lần đến xã Tiên Nguyên, thấy bà con người Dao trồng chè Shan tuyết và tự hái về sao bán lẻ, sản phẩm rất ngon nhưng chưa được chế biến đúng cách. Qua tìm hiểu được biết, chè Shan tuyết trồng trên núi cao của xã Tiên Nguyên, khí hậu mát mẻ, có những cây hàng trăm năm tuổi - đây là loại chè búp to, chồi mập tuyết trắng; chè khô thơm ngon, được nước, có vị ngọt sau khi uống... 

Năm 2003, anh Tòng quyết định mở quán bán hàng tạp hóa, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất cho bà con tại xã Tiên Nguyên. Sau khi tích lũy được vốn, anh bắt đầu thu mua chè khô và chè tươi của dân về chế biến thành sản phẩm chè Vàng. Nhận thấy lợi nhuận về kinh tế khá ổn định, ngoài ra còn tạo điều kiện giúp bà con tiêu thụ sản phẩm chè của các thôn bản, anh đầu tư thêm máy móc để sản xuất và chế biến chè Vàng xuất khẩu và chè Xanh, chè gói bán ra thị trường nội địa.

Năm 2017, anh thành lập cơ sở sản xuất và chế biến chè sạch - “Trà Quang Sơn”. Cơ sở có đủ máy móc sản xuất, chế biến theo quy trình như: Máy vò, máy sấy, máy hút ẩm chân không, đóng bao bì. Năm 2019, sản phẩm trà Quang Sơn được đánh giá phân hạng và cấp Giấp chứng nhận xếp hạng “3 sao” cấp tỉnh, được sử dụng nhãn hiệu OCOP in trên bao bì. Đến nay, cơ sở xuất ra thị trường 3 loại sản phẩm, gồm: Chè hộp OCOP loại 100 gam, 200 gam, 300 gam; chè gói bao bạc vàng hút chân không loại 100 gam, chè gói thường loại 1 kg. Từ năm 2019 đến nay, cơ sở đã xuất ra thị trường khoảng 90 tấn chè các loại.

Không dừng lại ở đó, năm 2020, cơ sở sản xuất của anh Tòng được hỗ trợ kinh phí từ nguồn Khuyến công của tỉnh, do Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến Công thương thẩm định và hỗ trợ để đầu tư 1 máy sấy chè S200. Kích thước D5,5m x R1,4m x C1,63m. Công suất 600kg chè tương/1h. Từ khi đầu tư máy sấy chè công suất, chất lượng được nâng lên, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, với mức lương 6 – 7 triệu đồng/tháng.

Anh Tòng cho biết: Thời gian tới, tiếp tục mở rộng cơ sở sản xuất và chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm và chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm mới - Bạch trà và trà hộp có trọng lượng 500 gam xuất khẩu và bán ra thị trường nội địa.

Bài, ảnh: Hà Châu  (Bắc Quang)

 


Cùng chuyên mục

Vị Xuyên bảo vệ "đầu cơ nghiệp"

BHG - Dịch bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trên đàn gia súc đang diễn biến phức tạp, đe dọa đến sức khỏe, sự phát triển ổn định của đàn vật nuôi và thu nhập của người chăn nuôi. Để bảo vệ "đầu cơ nghiệp" cho người dân, huyện Vị Xuyên triển khai quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ, khống chế, dập dịch hiệu quả.

15/08/2021
Cần phát huy hiệu quả Trung tâm giới thiệu các sản phẩm nông sản Quang Bình

BHG - Để tạo địa chỉ tin cậy cho những người có nhu cầu mua các sản phẩm đặc trưng của địa phương, nhất là các sản phẩm đạt 3, 4 sao theo chương trình OCOP của tỉnh, hiện nay, nhiều huyện đã và đang tập trung quy hoạch, xây dựng các trung tâm, điểm bán hàng nông sản trên địa bàn mang lại hiệu quả thiết thực, giúp người mua hàng tiếp cận được nhiều mặt hàng uy tín, chất lượng và đậm sắc quê hương. Tuy nhiên, vẫn còn một số trung tâm chưa phát huy được hiệu quả sau đầu tư, trong đó có Trung tâm giới thiệu các sản phẩm nông sản huyện Quang Bình. 

15/08/2021
Lũng Hồ mùa tươi sáng

BHG - Xã Lũng Hồ (Yên Minh) thuộc nhóm những địa phương khó khăn của huyện với địa bàn rộng, dân số đông, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, thiếu đất và nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Nhưng mùa này, Lũng Hồ đang mang màu tươi sáng khi những ruộng đậu tương xanh mơn mởn giữa rừng đá xám tiếp tục hứa hẹn một mùa vụ bội thu và hiệu quả các mô hình chăn nuôi mang lại hy vọng đổi thay cuộc sống cho bà con.

13/08/2021
Quản Bạ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

BHG - Xác định, phát triển các ngành nghề công nghiệp (CN), tiểu thủ công nghiệp (TTCN) là hướng đi tích cực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; đáp ứng một phần nhu cầu các sản phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân; tạo việc làm cho người lao động, góp phần tích cực cho sự phát triển KT – XH. Vì vậy, thời gian qua, huyện Quản Bạ đã và đang huy động sự vào cuộc của các cấp,  ngành, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đẩy mạnh phát triển các ngành nghề CN, TTCN.

13/08/2021