Hà Giang

Ươm mầm xanh trên vùng đất khó Pà Vầy Sủ

10:28, 11/06/2021

BHG - Pà Vầy Sủ (Xín Mần) là xã biên giới đặc biệt khó khăn, dân cử chủ yếu là dân tộc Mông, địa hình dốc đứng, thiếu đất, thiếu nước... Vì vậy, để triển khai Chương trình cải tạo vườn tạp tại địa phương gặp nhiều trở ngại.

Xây bể nước khắc phục tình trạng thiếu nước cho các hộ cải tạo vườn tạp tại thôn Thèn Ván.
Xây bể nước khắc phục tình trạng thiếu nước cho các hộ cải tạo vườn tạp tại thôn Thèn Ván.

Xã biên giới Pà Vầy Sủ nằm ở vị trí địa lý đặc biệt tiếp giáp với huyện Si Ma Cai (Lào Cai) và nước bạn Trung Quốc, toàn bộ địa bàn xã là núi đá lớn dựng đứng gần như tách biệt với các địa phương khác. Con đường từ thị trấn Cốc Pài vào Pà Vầy Sủ men theo chân núi đá khổng lồ sừng sững, những vách đá cheo leo uốn lượn. Phía trên vách đá đó là những thôn bản giáp biên cách xa trung tâm xã và khó đi lại, chỉ có đá và dốc đứng nên ít đất canh tác, bà con định cư ở đây gặp nhiều khó khăn trong đời sống và sản xuất. Năm 2021, xã Pà Vầy Sủ triển khai thực hiện cải tạo vườn tạp cho 8 hộ dân tại thôn Thèn Ván với diện tích các hộ thực hiện từ 1.000 – 5.000 m2, tập trung trồng các loại cây ăn quả với nguồn cung cấp cây giống được huy động từ các nhà hảo tâm hỗ trợ cây giống. Xác định phát triển diện tích cây ăn quả và trồng rừng là hướng đi tạo sinh kế lâu dài cho bà con, đồng thời phủ xanh đồi trọc, xã Pà Vầy Sủ đã vận động 111 hộ trên địa bàn 5 thôn: Si Kà Lá, Thèn Ván, Seo Lử Thận, Thào Chứ Ván, Khâu Sỉn đăng kí trồng 13.875 cây ăn quả các loại và 5 hộ trồng rừng sản xuất tại thôn Si Khà Lá mỗi hộ 1 ha. Với địa hình chủ yếu là đá, không có suối, mạch nước lớn nên bà con nơi đây không thể chủ động về nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng. Để khắc phục điều này, UBND xã tiến hành khảo sát thực địa và lên phương án xây dựng các bể chứa nước để phục vụ nhu cầu tưới tiêu và sinh hoạt cho bà con.

Những mầm xanh được trồng trên đất khát Pà Vầy Sủ.
Những mầm xanh được trồng trên đất khát Pà Vầy Sủ.

Đồng chí Nguyễn Thanh Phương, Bí thư Đảng ủy xã Pà Vầy Sủ cho biết: Xác định Chương trình Cải tạo vườn tạp là động lực để giúp bà con thoát nghèo ngay trên mảnh đất của mình, UBND xã phối hợp với các ban, ngành, cùng lực lượng biên phòng tiến hành khảo sát, tìm hiểu về thế mạnh và khó khăn khi thực hiện cải tạo vườn tạp cho bà con. Khó khăn lớn nhất của Pà Vầy Sủ là thiếu nước sinh hoạt và sản xuất trong cả 4 mùa, không thể chủ động tưới tiêu cho cây trồng. Do vậy, xã đã tiến hành xây dựng bể chứa trên 50 m³ tại thôn Thèn Ván cung cấp nước tưới tiêu cho các hộ tham gia cải tạo vườn tạp.

Với đặc trưng địa chất, địa hình, cây trồng chủ yếu ở xã Pà Vầy Sủ là cỏ và ngô, bà con vẫn chưa dám mở rộng các loại cây ăn quả với diện tích lớn. Tuy nhiên ở các thôn như Ma Lỳ Sán, Seo Lử Thận bà con đã trồng thành công các loại cây ăn quả như Chuối tiêu, Mướp đắng và cây Sa nhân. Tin rằng định hướng cải tạo vườn tạp bằng cây ăn quả sẽ đem lại hiệu quả, giúp người dân nơi đây tạo thêm sản phẩm để bán ra thị trường, mang lại thu nhập ổn định.

Với những nỗ lực vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Pà Vầy Sủ đã và sẽ ươm, trồng những mầm xanh trên đá để cho mùa quả ngọt những năm tới.

Bài, ảnh: Trọng Toan


Cùng chuyên mục

Dồn lực cho 8 xã "về đích"

BHG - Những con đường bê tông nội thôn trải dài, 3 công trình vệ sinh xây dựng kiên cố, nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, thu nhập bình quân đầu người đạt từ 26 – 36 triệu đồng/năm... Bức tranh Nông thôn mới (NTM) tại 8 xã đăng ký thực hiện hoàn thành xây dựng NTM năm 2021 đang dần tươi sáng.

10/06/2021
Chị Pản Thị Sinh đi đầu cải tạo vườn tạp
BHG - Những luống rau xanh mướt trước sân nhà, đàn gà, đàn dê đang lớn đều là "trái ngọt" ban đầu của gia đình chị Pản Thị Sinh, thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành (Quang Bình) sau gần 4 tháng thực hiện Chương trình Cải tạo vườn tạp theo Nghị quyết 05 của BCH Đảng bộ tỉnh. Đây cũng chính là động lực để gia đình chị hiện thực hóa ước mơ thoát nghèo, lập nghiệp vững chắc ngay trên mảnh đất quê hương.
 
10/06/2021
Hiệu quả từ chuyển đổi cây trồng ở Nà Thấng

BHG - Những năm gần đây, nhân dân thôn Nà Thấng, xã Đường Âm (Bắc Mê) đã mạnh dạn chuyển đổi những chân ruộng một vụ kém hiệu quả sang trồng cây Dưa hấu, dưa lê, dưa gang… có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, từng bước giảm nghèo bền vững.

09/06/2021
Nuôi lợn sinh kế ở Phú Lũng

BHG - Từ các chương trình hỗ trợ lợn giống giúp người dân phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập. Nuôi lợn đã trở thành sinh kế của người dân xã Phú Lũng (Yên Minh), đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo.

09/06/2021