Giải pháp phát triển kinh tế hộ ở Quyết Tiến

07:00, 10/11/2020

BHG - Xã Quyết Tiến (Quản Bạ), là xã cửa ngõ Công viên Địa chất toàn cầu -  Cao nguyên đá Đồng Văn, cách trung tâm thành phố Hà Giang hơn 35 km, cách trung tâm huyện gần 10 km; có độ cao trung bình khoảng 900 m so với mực nước biển; điều kiện khí hậu quanh năm mát mẻ; nguồn nhân lực dồi dào; đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Với điều kiện đó, Quyết Tiến tập trung nhiều giải pháp phát triển kinh tế hộ. Đặc biệt, chú trọng việc phát triển trồng trọt nhằm đa dạng hóa cây trồng; tạo động lực cho người dân phát triển nông nghiệp, đẩy nhanh công tác giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân.

Anh Vàng Thìn Nhì (trái) kiểm tra sự sinh trưởng, phát triển của cây Sâm dây Ngọc Linh.
Anh Vàng Thìn Nghì (trái) kiểm tra sự sinh trưởng, phát triển của cây Sâm dây Ngọc Linh.

Nhận thấy, cây Sâm dây Ngọc Linh có tiềm năng, lợi thế lớn trên thị trường; phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, anh Vàng Thìn Nghì, thôn Đông Tinh mạnh dạn chuyển đổi gần 10 ha diện tích cây Đương quy sang trồng Sâm dây Ngọc Linh. Hiện nay, anh đã trồng được hơn 2 ha, do tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật từ khâu làm đất đến khâu chăm sóc, cây đang phát triển tốt; dự kiến cây cho thu hoạch sau 18 tháng, sản lượng ước đạt khoảng 8 tấn/1 ha. Nhằm chủ động đầu ra cho sản phẩm, anh liên kết với Công ty TNHH an toàn thực phẩm Hà Nội trong việc tiêu thụ. 

Chủ tịch UBND xã Quyết Tiến, Lê Trung Kiên, cho biết: Xã có tổng diện tích tự nhiên gần 6.500 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm trên 25%. Với điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã khắc phục mọi khó khăn, đoàn kết chung tay tham gia phong trào phát triển kinh tế bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, bước đầu đã hình thành những vùng sản xuất tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thu nhập hàng năm cho các hộ trồng rau, hoa, dược liệu từ 150 – 400 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, các mô hình kinh tế hộ vẫn mang tính tự phát, chưa sát với quy hoạch; hạ tầng giao thông, thủy lợi còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất; hệ thống bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch chưa có; chưa hình thành vững chắc liên kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng; trình độ canh tác của người dân còn hạn chế, manh mún; các doanh nghiệp chưa thực sự mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp…

Để khắc phục những khó khăn trên, phát huy hiệu quả các mô hình kinh tế hộ, Đảng bộ xã tập trung tuyên truyền, triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững; tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính uyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể từ xã đến thôn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; vận động người dân thành lập các tổ, đội sản xuất để thuận tiện cho việc trồng, chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm; rà soát, quy hoạch để xác định vùng cây hàng hóa trên cơ sở lợi thế của từng vùng; đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi; tập huấn cho nhân dân và đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, ưu tiêu đầu tư công nghệ. nhất là công nghệ chế biến sau thu hoạch…

Với sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền xã trong việc đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ. Đặc biệt, sự thuận lòng của người dân, tin tưởng rằng thời gian không xa, Quyết Tiến là xã tiêu biểu về phát triển kinh tế hộ.

Bài, ảnh: Hoàng Tuyến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tháo gỡ khó khăn đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh

BHG - Những tháng đầu năm 2020, do dịch bệnh Covid - 19 diễn biến phức tạp nên ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như đời sống nhân dân. Với tinh thần quyết tâm thực hiện "mục tiêu kép" vừa quyết liệt phòng, chống dịch, vừa tập trung phục hồi, phát triển KT - XH, đảm bảo đời sống người dân. UBND tỉnh đã chủ động ban hành các nghị quyết, chương trình hàng động, xây dựng phương án, kịch bản điều hành và quyết liệt chỉ đạo các cấp, ngành tập trung triển khai thực hiện từng mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể trên các lĩnh vực.

10/11/2020
Trái ngọt từ đồi, vườn tạp

BHG - Sau một nhiệm kỳ Đại hội (2015 – 2020), Bắc Quang đã chuyển đổi trên 4.500 ha diện tích đồi, vườn tạp sang trồng cây ăn quả có múi. Hiện nay, mỗi năm Bắc Quang thu về gần 60.000 tấn cam, quýt, bưởi đặc sản; đem lại doanh thu cả ngàn tỷ đồng. Vườn tạp, đồi tạp đã thành trái ngọt góp phần to lớn làm thay đổi diện mạo đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, nông thôn ở các vùng đồi núi.

09/11/2020
Xín Mần nhân rộng các mô hình sản xuất mới

BHG - Nhằm đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển ngành Nông nghiệp theo hướng bền vững; huyện Xín Mần đã triển khai các mô hình thí điểm tại nhiều địa phương, hiệu quả bước đầu đã mở ra hướng đi mới để bà con áp dụng vào sản xuất, tạo sinh kế bền vững tại quê nhà.

 

09/11/2020
Bắc Mê phát triển các gia trại vừa và nhỏ

BHG - Để không bị thất thoát và phát huy hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ nhằm  tránh việc đầu tư tràn lan; đó là mục tiêu được huyện Bắc Mê xác định trong việc giải ngân các nguồn vốn phát triển các gia trại chăn nuôi. Với quyết tâm thực hiện hiệu quả kế hoạch của UBND tỉnh về phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa và Đề án nửa triệu con gia súc; huyện phấn đấu đưa tỷ trọng chăn nuôi năm 2020 đạt 30%.

09/11/2020