Hiệu quả mô hình nuôi dê nhốt chuồng ở Vị Xuyên

09:32, 14/02/2020

BHG - Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao thu nhập cho người dân; huyện Vị Xuyên không ngừng tìm những giống vật nuôi có giá trị kinh tế vào sản xuất; trong đó, mô hình nuôi dê nhốt chuồng được bà con lựa chọn. Hiện, mô hình được nhân rộng trên địa bàn 24 xã, thị trấn của huyện.

Đàn dê của gia đình anh Giàng Văn Lử, thôn Khâu Trà, xã Thuận Hòa.
Đàn dê của gia đình anh Giàng Văn Lử, thôn Khâu Trà, xã Thuận Hòa.

Gia đình anh Giàng Văn Lử, thôn Khâu Trà, xã Thuận Hòa là một trong những điển hình thoát nghèo từ mô hình nuôi dê nhốt. Sau nhiều lần chuyển đổi cách làm ăn, thu nhập của gia đình vẫn bấp bênh. Nhận thấy thị trường có nhu cầu lớn, nuôi dê phát triển đàn nhanh, ít bị bệnh, giá cả luôn ổn định; anh Lử quyết định đầu tư làm chuồng để thực hiện mô hình. Hiện, gia đình anh đang nuôi gần 15 dê cái và 1 dê đực. Anh Lử cho biết: “Nuôi dê theo hình thức nhốt chuồng tiết kiệm chi phí hơn các loại gia súc khác bởi đây là loài vật dễ chăm sóc, ăn tạp và có khả năng kháng bệnh cao, đẻ nhiều. Giá dê khi xuất chuồng từ 150 - 170 nghìn/kg. Thu nhập ước tính trên 50 triệu đồng/năm”. Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn dê, gia đình anh Lử tận dụng các khoảng đất trống quanh nhà để trồng cỏ làm thức ăn cho dê khi mùa Đông đến.

Hiện nay, huyện Vị Xuyên có hơn 17.300 con dê, phân bổ ở các xã: Thuận Hòa, Trung Thành, Phú Linh, Ngọc Linh, Tùng Bá… chủ yếu là nuôi nhốt và bán chăn thả. Đây là vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Chi phí đầu tư thấp, chăm sóc dễ, có khả năng kháng bệnh cao và mắn đẻ, trong 2 năm có thể đẻ 3 lứa, mỗi lứa từ 2 - 3 con. Nuôi dê nhốt bà con đỡ công chăn thả, dê không bị lây nhiễm nguồn bệnh từ bên ngoài, tận dụng được nguồn phân để chăm bón cây trồng.

Mô hình nuôi dê nhốt rất phù hợp, nhất là những hộ nghèo ở nông thôn. Hy vọng trong thời gian tới, huyện sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ bà con nhân rộng mô hình.

Bài, ảnh: Thu Liễu – Quỳnh Anh (Vị Xuyên)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất nông sản chủ lực

BHG - Xác định sản xuất nông nghiệp là một trong những trụ cột chính trong phát triển kinh tế của tỉnh, trong đó, khuyến khích ứng dụng máy móc, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp chủ lực như chè, mật ong, tinh bột nghệ... 

14/02/2020
EVFTA mang lại lợi ích cho tất cả các bên

Các yêu cầu về lao động và môi trường của EVFTA sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên, góp phần giúp Việt Nam phát triển bền vững, đảm bảo rằng tăng trưởng hiện tại sẽ không phải trả giá bằng các cơ hội của thế hệ tương lai.

13/02/2020
Các địa phương tập trung gieo trồng vụ Xuân

BHG - *Tranh thủ thời tiết thuận lợi, những ngày này, bà con nông dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mèo Vạc đang tập trung xuống đồng làm đất, gieo trồng vụ Xuân - Hè năm 2020.

13/02/2020
Đồng Văn thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp

BHG - Thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp, thời gian qua, huyện Đồng Văn đã vận dụng cơ chế, chính sách, ban hành các đề án, chương trình và đề ra mục tiêu, kế hoạch thực hiện cụ thể theo từng năm. Sau thời gian ngắn triển khai, bước đầu đã tạo ra vùng sản xuất, chăn nuôi theo hướng tập trung; gắn sản xuất với bao tiêu sản phẩm. Qua đó, nâng cao giá trị sử dụng trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác; góp phần đáng kể vào công cuộc giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện.

 

12/02/2020