Thành phố Hà Giang sau 10 năm xây dựng Nông thôn mới

10:25, 05/09/2019

BHG - Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) tại các xã Phương Thiện, Phương Độ và Ngọc Đường của thành phố Hà Giang, với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự đồng tình ủng hộ của người dân, đến nay nông thôn thành phố đã có sự đổi thay rõ rệt.

Từ khi thực hiện XDNTM, thành phố Hà Giang đã huy động và lồng ghép các nguồn vốn hơn 422 tỷ đồng để thực hiện chương trình. Trong đó: Vốn Chương trình XDNTM 38,95 tỷ đồng; trái phiếu Chính phủ 17,66 tỷ đồng; đầu tư phát triển 19,82 tỷ đồng; sự nghiệp kinh tế 1,47 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 25,93 tỷ đồng; ngân sách thành phố 142,81 tỷ đồng; vốn lồng ghép 110,05 tỷ đồng; vốn tín dụng 17,96 tỷ đồng; huy động doanh nghiệp 17,04 tỷ đồng; cộng đồng dân cư 45,08 tỷ đồng và các nguồn khác 24,25 tỷ đồng.

Homestay Nam Hưng của ông Nguyễn Phú Bình, thôn Tiến Thắng, xã Phương Thiện là địa điểm thu hút du khách đến lưu trú
Homestay Nam Hưng của ông Nguyễn Phú Bình, thôn Tiến Thắng, xã Phương Thiện là địa điểm thu hút du khách đến lưu trú

Sau gần 10 năm thực hiện XDNTM, hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, nhận thức của cán bộ và nhân dân về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập ngày càng được nâng lên. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhất là các công trình giao thông được xây mới, cải tạo, nâng cấp mở rộng đưa vào sử dụng ngày càng phát huy hiệu quả. Đã có 32,743 km đường trục liên xã, 67,19 km đường liên thôn và 46,77 km đường ngõ xóm được làm mới. 100% xã có hệ thống lưới điện Quốc gia; trên 90% hệ thống kênh mương được kiên cố hóa; các công trình thủy lợi được đầu tư nâng cấp, đến nay cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dân sinh. Một trong những tiêu chí quan trọng đó là đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân 3 xã ngoại thành này ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt 27,6 triệu đồng/người/năm; cơ sở vật chất các trường học, Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế đạt chuẩn; hệ thống thông tin liên lạc và truy cập internet thuận tiện; 100% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh. Tình hình an ninh chính trị, an ninh nông thôn được giữ vững. Hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường, dân chủ cơ sở ngày càng được phát huy.

Các xã đã tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa và áp dụng tiến bộ khoa khọc kỹ thuật vào sản xuất, đảm bảo theo đúng khung thời vụ, nhiều mô hình mới, đã và đang được nhân rộng phát huy hiệu quả, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích không ngừng tăng lên. Cơ chế hỗ trợ chuyển sang hình thức hỗ trợ đầu tư có thu hồi để tái đầu tư thực hiện có hiệu quả đang được nhân rộng. Các hợp tác xã, tổ hợp tác, làng nghề chế biến nông sản như chè, thảo quả, làng văn hóa du lịch cộng đồng duy trì và phát triển, tạo thêm việc làm tại chỗ cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh giảm nghèo bền vững ở nông thôn.

Đến xã Phương Thiện, Phương Độ và Ngọc Đường những ngày này, có thể thấy, nhờ được sự đầu tư của Nhà nước, sự đóng góp của nhân dân, những con đường bê - tông vừa được làm mới khang trang, uốn lượn quanh những ngôi nhà sàn sạch đẹp với tấm biển ”Vườn sạch nhà đẹp”, đã tạo nên bức tranh nông thôn bình yên. Cũng từ sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, người dân các xã đã phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng để đầu tư, xây dựng những mô hình phát triển kinh tế, tạo việc làm, mang lại thu nhập cho người dân, như xã Phương Thiện với những mô hình phát triển chăn nuôi lợn, gà, kinh doanh dịch vụ homestay; xã Ngọc Đường với Tổ hợp tác làm bánh chưng gù; xã Phương Độ phát triển dịch vụ lưu trú và kinh doanh dịch vụ ăn uống...

Đồng chí Nguyễn Thị Phương Lan, Chủ tịch UBND thành phố Hà Giang, cho biết: Sau gần 10 năm triển khai XDNTM ở thành phố Hà Giang, 3 xã Ngọc Đường, Phương Thiện, Phương Độ đã đạt chuẩn XDNTM từ 4-5 năm trước; bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi thay rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, đặc biệt là về thu nhập. Tuy nhiên, những kết quả đó chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế của những địa phương ngoại ô thành phố. Vì vậy, thời gian tới thành phố tiếp tục xây dựng duy trì và nâng cao các tiêu chí NTM, cơ sở hạ tầng sẽ đầu tư đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH; cùng với đó là xây hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với phát triển đô thị theo quy hoạch; XDNTM gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Phấn đấu xã Ngọc Đường đạt tiêu chí NTM kiểu mẫu về phát triển kinh tế; xã Phương Độ, Phương Thiện đạt kiểu mẫu về phát triển du lịch cộng đồng và dịch vụ.

Bài, ảnh: VĂN NGHỊ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Hoàng Su Phì được công nhận Cây Di sản Việt Nam

BHG - Ngày 30.8, tại thôn Nậm Piên, xã Nậm Ty (Hoàng Su Phì), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam và UBND huyện Hoàng Su Phì tổ chức Lễ Công nhận Cây Di sản Việt Nam cho "Quần thể chè Shan tuyết Hoàng Su Phì". Hiện nay, tổng diện tích chè trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì có 4.542 ha; Diện tích chè đang cho thu hoạch 3.252 ha. Sản lượng chè búp tươi đạt 12.880 tấn với tổng giá trị thu nhập khoảng 115,92 tỷ đồng.

30/08/2019
Bắc Mê trồng rừng mới năm 2019 vượt kế hoạch

BHG - Theo kế hoạch năm 2019 của huyện Bắc Mê trồng mới 625 ha rừng, nhưng tính đến cuối tháng 8 toàn huyện đã trồng được 809,1 ha, đạt 129,5% kế hoạch năm. Trong tổng số 809,1 ha rừng trồng mới có 118 ha rừng trồng được nhà nước hỗ trợ 5 triệu đồng/ha để mua giống, phân bón theo Nghị quyết số 29, ngày 7.12.2018 của HĐND tỉnh; 691 ha do người dân tự trồng. Rừng trồng mới chủ yếu là cây keo Úc...

30/08/2019
Hội nghị đánh giá, phân cấp quản lý, bảo vệ rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán

BHG - Chiều 29.8, UBND huyện Mèo Vạc tổ chức hội nghị chuyên đề đánh giá, phân cấp quản lý, bảo vệ rừng Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Chí Sán năm 2019. Tới dự có đồng chí Trần Quang Minh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; lãnh đạo Chi Cục Kiểm lâm và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh; lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và bí thư, trưởng thôn, bản, đại diện các chủ rừng 6 xã, thị trấn thuộc Khu BTTN.

 

30/08/2019
Quang Bình tổ chức Hội thi Tổ trưởng tổ TK&VV giỏi Ngân hàng CSXH

BHG - Ngày 29.8, UBND huyện Quang Bình tổ chức Hội thi Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) giỏi Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện lần thứ II năm 2019. Tham gia Hội thi có 15 đội, với 60 tổ trưởng tổ TK&VV đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Các đội thi lần lượt trải qua 3 phần thi gồm: Màn chào hỏi, kiến thức và tiểu phẩm. Nội dung phản ánh thực trạng, vai trò, trách nhiệm của tổ trưởng tổ TK&VV trong việc tuyên truyền các chủ chương, chính sách vay vốn đến hội viên các hội Phụ nữ...

30/08/2019