Hiệu quả quỹ tiết kiệm tín dụng của phụ nữ xã Thuận Hòa

08:57, 23/08/2019

BHG - Thời gian qua, cùng với việc thành lập, mở rộng các nhóm tín dụng tiết kiệm (TDTK), Hội LHPN xã Thuận Hòa (Vị Xuyên) đã xây dựng nguồn quỹ TKTD hiệu quả. Nhờ nguồn quỹ này, nhiều chị em được vay vốn phát triển kinh tế, thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Nuôi lợn đen mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình chị Mương Thị Hoàn (ngoài cùng bên phải), thôn Hòa Sơn.
Nuôi lợn đen mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình chị Mương Thị Hoàn (ngoài cùng bên phải), thôn Hòa Sơn.

Chị Lệnh Thị Loan, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thuận Hòa cho biết: 3 nhóm TKTD của phụ nữ được thành lập từ năm 2016 với 42 thành viên; đến nay, đã phát triển thành 23 nhóm với 262 thành viên. Trong các kỳ sinh hoạt tháng, cùng với việc chia sẻ kiến thức, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, chị em hội viên các nhóm TKTD đóng góp 20 nghìn đồng/người xây dựng quỹ. Tổng số tiền quỹ tiết kiệm đến nay được gần 100 triệu đồng; số tiền này được giao lại cho Ban quản lý Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển huyện Vị Xuyên thực hiện luân chuyển cho hội viên vay vốn phát triển kinh tế. Nhờ vậy, tại xã Thuận Hòa đã có 156 hội viên phụ nữ được vay vốn từ nguồn quỹ TKTD với tổng số tiền 1,56 tỷ đồng. Qua theo dõi, các nhóm TKTD đều thực hiện đúng quy trình cho vay, quản lý tốt nguồn vốn; hội viên đều sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả và trả nợ, lãi đầy đủ, đúng hạn. Nhiều gia đình hội viên phụ nữ đã thoát nghèo, từng bước vươn lên trong cuộc sống, tiêu biểu như: Mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của chị Lự Thị Thương, Lý Thị Nhình, thôn Mịch A; Mương Thị Hoàn, Lộc Thị Phấn, thôn Hòa Sơn; Phạm Thị Lan, thôn Hòa Bắc với mô hình trồng na… cho thu nhập 70 – 100 triệu đồng/năm.

Nhờ nguồn vốn vay từ quỹ TKTD, gia đình chị Mương Thị Hoàn, thành viên nhóm TKTD thôn Hòa Sơn đã vươn lên thoát nghèo. Chị Hoàn cho biết, năm 2016, chị được vay 4 triệu đồng từ quỹ TKTD. Với số vốn này cộng thêm khoản tiết kiệm của gia đình, chị đầu tư nuôi lợn đen. Sau hơn một năm, chị trả hết số nợ và tiếp tục vay thêm 10 triệu để mở rộng quy mô chăn nuôi lên 20 con lợn đen. Ngoài ra, chị còn mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa, máy xay xát. Hiện nay, với nguồn thu nhập gần 100 triệu đồng/năm, gia đình chị Hoàn trở thành hộ thu nhập khá, được nhiều hội viên phụ nữ trong thôn, xã đến học hỏi kinh nghiệm.

 Không chỉ gia đình chị Hoàn, 100% thành viên nhóm TKTD thôn Hòa Sơn được vay vốn với tổng số tiền 120 triệu đồng. Nhờ đó, chị em, hội viên phụ nữ tích cực sản xuất, kinh doanh, phát triển các mô hình kinh tế hay, phù hợp với thực tế địa phương như liên kết nuôi lợn nái luân chuyển, nuôi dê luân chuyển, trâu nhốt… thu nhập từ 50 – 100 triệu đồng/năm. Đến nay, hầu hết thành viên trong nhóm TKTD thôn Hòa Sơn đều có kinh tế khá, chị em tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Có thể khẳng định, việc xây dựng, phát triển quỹ TKTD của các nhóm TKTD xã Thuận Hòa đã tạo thói quen tiết kiệm, tích lũy vốn, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo cho phụ nữ. Đồng thời, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, giúp nhau vượt qua khó khăn, góp phần thắt chặt tình đoàn kết của chị em, hội viên với tổ chức Hội.

Bài, ảnh: YẾN VŨ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người dân xã Sính Lủng đóng góp trên 4 tỷ đồng xây dựng Nông thôn mới

BHG  - Thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", từ năm 2017 đến tháng 7.2019, người dân xã Sính Lủng (Đồng Văn) đã tự nguyện đóng góp tổng số tiền mặt là 4 tỷ 136 triệu đồng để mua vật liệu xây dựng, thuê máy phá đá mở rộng mặt đường, thuê máy trộn bê tông làm đường giao thông liên thôn, làm nhà vệ sinh, nhà văn hóa cộng đồng. Được biết, xã Sính Lủng là xã nội địa, vùng 3 của huyện Đồng Văn, mặc dù đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn...

22/08/2019
Cần tập trung quản lý nước sinh hoạt nông thôn

BHG - Trong những năm qua nước sạch và vệ sinh môi trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Kết quả đến hết năm 2018, toàn tỉnh đã có 81,55 % số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó gần 20% sử dụng nước sạch đạt Quy chuẩn Bộ Y tế; 57,81 % số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 93,85 % trạm y tế, 93,32 % trường học có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh; mô hình tổ chức quản lý sau đầu tư của các công trình cấp nước tập trung sau đầu tư đã được quan tâm chỉ đạo, bước đầu đã phát huy hiệu quả; chất lượng nước sinh hoạt ngày càng được cải thiện... 

22/08/2019
Xã Phú Linh làm tốt công tác bảo vệ và trồng rừng kinh tế

BHG - Phú Linh là xã khu vực II của huyện Vị Xuyên với tổng diện tích rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 3.748,5 ha/4.707,13 ha tổng diện tích tự nhiên. Thấy rõ được tiềm năng phát triển lâm nghiệp, những năm qua xã chú trọng công tác bảo vệ rừng, trồng rừng kinh tế, triển khai các chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp, chi trả dịch vụ môi trường rừng, gắn trách nhiệm với quyền lợi của người bảo vệ rừng. Qua đó góp phần bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên...

22/08/2019
Đổi thay ở Đồng Văn

BHG - Nhiều năm trước đây, huyện Đồng Văn được biết đến như một trong những vùng đất nghèo nhất cả nước. Song những năm gần đây, nhờ chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự nỗ lực từ chính người dân đã làm cho diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ngày càng đổi thay rõ rệt. 

22/08/2019