Duy trì và phát triển cam, chè VietGAP theo Phương án của tỉnh

14:46, 11/07/2019

BHG - Nói đến Hà Giang là nói về vùng cam, chè nổi tiếng của cả nước. Cam, chè là những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, đóng góp quan trọng trong việc nâng cao đời sống của người dân. Để phát huy các sản phẩm chủ lực này, ngày 26.9.2019 UBND tỉnh ban hành Phương án 36/PA-UBND, về việc duy trì sản xuất cam VietGAP, chè GAP ở những vùng đã cấp chứng nhận gắn với phân giao vùng nguyên liệu cho cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019  - 2020. Để tìm hiểu thêm những nội dung của Phương án, phóng viên (P.v) có cuộc trao đổi với đồng chí (Đ.c) Nguyễn Văn Thành, Chi cục trưởng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Hà Giang.   

Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Chi cục Trưởng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Hà Giang.
Đồng chí Nguyễn Văn Thành, Chi cục Trưởng Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Hà Giang.

P.v – Xin đồng chí cho biết thực trạng sản xuất cam, chè VietGAP và phân giao vùng nguyên liệu cho cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh hiện nay?.

Đ/c Nguyễn Văn Thành: Để tái cơ cấu Nông nghiệp Hà Giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, những năm gần đây tỉnh đã nỗ lực, đẩy mạnh phát triển sản xuất cam, chè theo các tiêu chuẩn nông nghiệp tốt (GAP). Đến nay, đối với cây cam Sành được triển khai áp dụng, chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP. Tính đến hết năm 2018, đã cấp giấy chứng nhận VietGAP cho 67 cơ sở/67 vùng với 3.527ha và 2.930 hộ sản xuất cam tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Diện tích được cấp chứng nhận lũy kế chiếm 50% tổng diện tích cam và chiếm 80% diện tích cam Sành cho thu hoạch sản phẩm.

Người dân xã Tiên Kiều, Bắc Quang thu hoạch cam Sành.
Người dân xã Tiên Kiều, Bắc Quang thu hoạch cam Sành.

Đối với cây chè, được triển khai áp dụng, chứng nhận theo các tiêu chuẩn GAP (VietGAP, Hữu cơ), lũy kế đến tháng 12.2018 đã triển khai áp dụng, chứng nhận theo các tiêu chuẩn GAP cho 75 vùng/69 cơ sở, với tổng diện tích là 9.569ha/10.488 hộ trồng chè tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Xín Mần (bao gồm 4.858ha chè VietGAP và 4.711ha chè hữu cơ). Qua đó, đưa diện tích được chứng nhận theo các tiêu chuẩn GAP chiếm 45,5% tổng diện tích và chiếm 60% diện tích chè cho thu hoạch thuộc 5 huyện trên.

Về tình hình phân giao vùng nguyên liệu cho cơ sở chế biến, đối với cam, trên địa bàn 3 huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình và toàn tỉnh nói chung, hầu hết sản phẩm được tiêu thụ ở dạng nguyên quả. Các cơ sở được cấp chứng nhận VietGAP trực tiếp quản lý, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong phạm vi diện tích cam được cấp chứng nhận của từng cơ sở.

Đối với chè, trên địa bàn 5 huyện (Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Xín Mần) đến nay có 189 cơ sở chế biến chè đang hoạt động, sử dụng nguyên liệu chè búp tươi sản xuất trên địa bàn để sơ chế, chế biến. Tuy nhiến, đến hết tháng 12.2018, số cơ sở chế biến, tiệu thu sản phẩm chè được giao, phân vùng nguyên liệu có 17 cơ sở/4.525ha, chiếm 22% diện tích chè; số cơ sở được phân giao vùng nguyên liệu chiếm 28% số cơ sở chế biến chè đang hoạt động trên địa bàn 5 huyện.

P.v Đồng chí có thể thông tin qua về mục tiêu của Phương án duy trì sản xuất cam VietGAP, chè GAP gắn với phân giao vùng nguyên liệu cho cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019 2020?.

Đ.c Nguyễn Văn Thành: Phương án duy trì sản xuất cam VietGAP, chè GAP ở những vùng đã cấp chứng nhận gắn với phân giao vùng nguyên liệu cho cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019 2020 được UBND tỉnh ban hành có quy mô thực hiện với cam VietGAP duy trì 42 cơ sở/1.879,36ha; chè VietGAP là 37 cơ sở/3.727,39ha. Địa điểm tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Xín Mần.

Mục tiêu Phương án hướng đến là duy trì diện tích sản xuất cam, chè VietGAP, chè hữu cơ ở những vùng đã cấp chứng nhận gắn với phân giao triệt để vùng nguyên liệu cho cơ sở (Doanh nghiệp, HTX) đầu mối để thực hiện liên kết với người sản xuất, thu mua và tiêu thụ sản phẩm qua đó góp phần giữ vững uy tín, thương hiệu, nâng cao giá trị cho sản phẩm cam, chè trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ hướng tới đảm bảo 80% các cơ sở sản xuất cam, chè VietGAP đã được cấp giấy chứng nhận theo quy trình VietGAP (từ 31.12.2017 trở về trước) phải tiếp tục duy trì sản xuất theo các tiêu chuẩn GAP.

Bà con thôn Tân Lập, thị trấn Vĩnh Tuy, Bắc Quang thu hoạch chè Shan tuyết theo tiêu chuẩn VietGAP cho cơ sở chế biến chè Độ Khoa.
Bà con thôn Tân Lập, thị trấn Vĩnh Tuy, Bắc Quang thu hoạch chè Shan tuyết theo tiêu chuẩn VietGAP cho cơ sở chế biến chè Độ Khoa.

Trong đó, đối với diện tích cam VietGAP, những cơ sở có diện tích cam đã già cỗi, hoặc cơ sở đã được cấp chứng nhận nhưng không tuân thủ quy trình, quy định theo yêu cầu của tiêu chuẩn, không đủ điều kiện duy trì, cần loại bỏ (ước chiếm khoảng 20% cơ sở trong tổng số cơ sở đã được cấp chứng nhận VietGAP) không cấp lại chứng nhận.

Đối với diện tích chè VietGAP, có khoảng 60% số cơ sở đã được cấp chứng nhận sẽ thực hiện duy trì, cấp lại chứng nhận; lựa chọn khoảng 20% các vùng, diện tích đã được cấp chứng nhận VietGAP, có đủ điều kiện để chuyển sang sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.

Về phân giao vùng nguyên liệu, 100% các vùng sản xuất chè theo tiểu chuẩn hữu cơ và 80% vùng chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được giao vùng nguyên liệu cho các doanh nghiệp/hợp tác xã chế biến chè để liên kết thu mua và chế biến chè trên địa bàn tỉnh.

Để thực hiện tốt mục tiêu của Phương án, vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp, các ngành là rất quan trọng, đồng thời phải tăng cường việc thu hút, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, HTX tham gia liên doanh, liên kết trong chuỗi cung cấp dịch vụ vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm....

P.v – Để thực hiện tốt Phương án, chúng ta sẽ phải thực hiện những nội dung gì, thưa đồng chí?.

Đ.c Nguyễn Văn Thành: Để thực hiện tốt Phương án duy trì sản xuất cam VietGAP, chè GAP ở những vùng đã cấp chứng nhận gắn với phân giao vùng nguyên liệu cho cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh, chúng ta sẽ phải thực hiện tốt các bước như: Tổ chức tập huấn kiến thức mới theo tiêu chuẩn VietGAP cho 100% các cơ sở sản xuất cam, chè VietGAP đã được cấp chứng nhận từ 31.12.2017 trở về trước; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong kiểm tra, giám sát các cơ sở đã được cấp chứng nhận để cơ sở tuân thủ, thực hiện nghiêm quy trình, quy định của tiêu chuẩn duy trì ổn định tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và tự giác thực hiện việc tái cấp lại giấy chứng nhận VietGAP khi giấy chứng nhận đã hết hiệu lực; triển khai rà soát, đánh giá các điều kiện, lựa chọn những vùng, diện tích chè đã được cấp chứng nhận VietGAP, có đủ điều kiện để chuyển đổi sang sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế vùng; tổ chức thực hiện triệt để, hiệu quả việc phân giao vùng nguyên liệu cho các cơ sở sơ chế, chế biến chè trên địa bàn tỉnh.

Tuyên truyền thường xuyên, liên tục, sâu rộng về lợi ích khi sử dụng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý cam Sành Hà Giang, chè Shan tuyết Hà Giang cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm của người sản xuất, cơ sở trong vùng được chỉ dẫn địa lý trên các phương tiện thông tin, truyền thông; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả việc quảng bá, xúc tiến thương mại và liên doanh, liên kết trong cung cấp dịch vụ vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cam, chè.

P.V – Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Chi cục trưởng!

                                                                             Huy Toán (Thực hiện)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xín Mần phát triển mướp đắng rừng

BHG - Mướp đắng rừng là sản phẩm nằm trong chương trình phát triển dược liệu của huyện Xín Mần. Sau khi trồng thử nghiệm có hiệu quả tại một số địa phương, 2018 mướp đắng rừng được trồng tại 9 xã của huyện, gồm: Bản Ngò, Tả Nhìu, Nà Chì, Nàn Ma, Chế Là, Ngán Chiên, Trung Thịnh, Bản Díu, Thu Tà, với diện tích hơn 10 ha và cho kết quả tích cực. Năm 2019, các địa phương đã tăng diện tích gieo trồng mướp đắng lên được 27,93 ha...

11/07/2019
Ban Quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh chi trả tiền khoán bảo vệ rừng

BHG - Nhằm đảm bảo chi trả kinh phí trong công tác bảo vệ rừng thuộc khu vực rừng đặc dụng một cách minh bạch, chính xác; đảm bảo lợi ích cho các hộ, tổ chức nhận khoán bảo vệ rừng, những năm qua, Ban Quản lý (BQL) rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh có nhiều biện pháp quản lý, sử dụng nguồn kinh phí để chi trả hợp lý, không gây thất thoát. Kinh phí được chi trả đến tận tay người nhận khoán, được nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia tuần rừng, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng.

 

11/07/2019
Quang Bình đảng viên giúp dân thoát nghèo bền vững

BHG - "Giúp dân như giúp người thân", đó là suy nghĩ của mỗi đảng viên ở huyện Quang Bình trong việc thực hiện phong trào đảng viên giúp dân thoát nghèo bền vững. Những năm qua, các cơ quan phụ trách xã, thị trấn và cán bộ, đảng viên huyện Quang Bình đã chung tay giúp đỡ người nghèo thay đổi nếp nghĩ, cách thoát nghèo bằng những việc làm cụ thể, như: Hỗ trợ trực tiếp cây giống, vật nuôi; tuyên truyền, tư vấn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất...

10/07/2019
Ngân hàng CSXH huyện Xín Mần góp phần cải thiện đời sống người dân vùng khó khăn

BHG - Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22.11.2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách của Ban Bí thư T.Ư Đảng; Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (PGD) huyện Xín Mần đã kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh, chỉ đạo nâng cao chất lượng các chương trình tín dụng chính sách; hỗ trợ vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

 

10/07/2019