Đồng vốn giúp nhiều gia đình ở Đồng Văn thoát nghèo

16:55, 25/07/2019

BHG - Trong những năm qua, đời sống tinh thần, vật chất của người dân huyện Đồng Văn được nâng lên rõ rệt; tỷ lệ hộ khá, giàu tăng theo từng năm; số hộ nghèo giảm bình quân 6,5%/năm. Có được thành quả đó, ngoài sự lãnh, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự nỗ lực của người dân và đặc biệt là sự đóng góp hiệu quả từ nguồn vốn Agribank huyện.

Cửa hàng tạp hóa của gia đình anh Giàng Mí Sò, thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là được hình thành từ nguồn vốn vay Agribank Đồng Văn.
Cửa hàng tạp hóa của gia đình anh Giàng Mí Sò, thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là được hình thành từ nguồn vốn vay Agribank Đồng Văn.

Đồng chí Phí Duy Tân, Giám đốc Chi nhánh Agribank Đồng Văn, khẳng định: Đầu tư tín dụng được Chi nhánh thực hiện linh hoạt nhưng chắc chắn. Hiện, lĩnh vực cho vay chủ yếu là cho vay đời sống, hộ sản xuất kinh doanh và tập trung vào những tổ chức, cá nhân có điều kiện cũng như có kế hoạch, phương án sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương. Quá trình cho vay, đội ngũ cán bộ tín dụng, kế toán luôn nhiệt tình giúp đỡ các hộ vay vốn trong quá trình xét duyệt hồ sơ, giải ngân; đến khi có vốn, cán bộ tín dụng còn xuống các hộ dân để kiểm tra, theo dõi quá trình sử dụng. Từ việc lập dự án khả thi, có vốn và được cán bộ tín dụng của Agribank kiểm tra thường xuyên nên nhiều hộ, nhất là các hộ dân khu vực nông thôn đã sử dụng vốn vay đúng mục đích và phát huy hiệu quả.

Đồng chí Bùi Tiến Dũng, Chủ tịch UBND xã Sủng Là cho biết: Cách đây hơn 5 năm, người dân trong xã chủ yếu sống dựa vào trồng trọt; không có thu nhập thêm từ các ngành nghề khác. Hiện nay, nhận thức của người dân đã có những chuyển biến tích cực, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật; biết tận dụng các cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu tiên của tỉnh, huyện; mạnh dạn vay vốn từ ngân hàng để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chăn nuôi, làm dịch vụ. Hiện, tại ở xã số dư nợ của người dân vay từ Agribank Đồng Văn trên 10 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay, đã có nhiều cách làm mới và nhiều mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu trong phát triển kinh tế. Điều đáng nói là, từ việc mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế của một số hộ gia đình ở mỗi thôn, khu dân cư; người dân trong vùng có cơ hội trao đổi, học hỏi nhau…

  Anh Giàng Mí Sò, thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là không cam chịu nghèo khó; anh quyết định vay vốn từ Agribank Đồng Văn đầu tư mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa với đa dạng các mặt hàng đảm bảo phục vụ đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân trong vùng. Cùng đó, anh thuê thêm người về mở cửa hàng cơ khí, làm khung nhôm, cửa kính. Đến nay, gia đình anh đã có một cơ ngơi khiến nhiều người phải mơ ước.

Cùng thôn với anh Sò, có anh Hoàng Văn Tuấn, Mua Sè Sính cũng mạnh dạn vay vốn Agribank Đồng Văn đầu tư nuôi lợn thương phẩm, gà địa phương và nuôi ong nội; mỗi năm cho thu nhập trên dưới 40 triệu đồng/hộ. Anh Sính cho biết: “Mình vay vốn mới có quyết tâm để làm kinh tế, rồi còn phải trả nợ cho ngân hàng; đó là trách nhiệm nhưng cũng là động lực để gia đình vươn lên”. Ngoài các hộ dân ở xã Sủng Là, nhiều hộ dân khác ở huyện Đồng Văn như các anh: Phàn Dào Họ, Nguyễn Phong Hưởng (thị trấn Đồng Văn); Vừ Sáu Pó, Nguyễn Văn Hưởng (Ma Lé); Thào Mí Nô (Thài Phìn Tủng), Sùng Mí Di (Sà Phìn) đều mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, nuôi bò, ong nội, tu sửa nhà cửa làm dịch vụ nhà nghỉ homestay phát triển du lịch…, mang lại thu nhập từ 60 đến 100 triệu đồng/năm.

Đồng vốn từ Agribank Đồng Văn đã tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong cách nghĩ, cách làm kinh tế của người dân. Hy vọng trong thời gian tới, sẽ có nhiều hơn những gia đình ở huyện Đồng Văn được tiếp cận nguồn vay vốn từ ngân hàng để phát triển kinh tế; góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững.

Bài, ảnh: HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nỗ lực "mang phồn thịnh đến khách hàng"

BHG - Mặc dù phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức; song, bằng nhiều giải pháp linh hoạt, Ngân hàng NN-PTNT Chi nhánh Hà Giang, (Agribank Hà Giang) tiếp tục khẳng định phương châm hoạt động xuyên suốt là "mang phồn thịnh đến khách hàng". Từ đó, đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển KT-XH bền vững nơi biên cương cực Bắc của Tổ quốc. Từ đầu năm đến nay, không ít khó khăn ảnh hưởng đến đầu tư tín dụng, lợi nhuận và khả năng tài chính của Agribank Hà Giang, như...

25/07/2019
Thành phố Hà Giang tổng kết 10 năm đào tạo nghề cho lao động nông thôn

BHG - UBND Thành phố Hà Giang vừa tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh xã hội; Trường Cao đẳng kỹ thuật và Công nghệ Hà Giang; lãnh đạo các phòng, ban của TPHG... 10 năm qua, TPHG đã tổ chức được 145 lớp học nghề cho 4562 lao động; trong đó có 2538 lao động nông thôn. 

25/07/2019
Bắc Mê tổng kết 10 năm Chương trình MTQG xây dựng NTM

BHG - Ngày 25.7, huyện Bắc Mê đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020. Đồng chí Bùi Văn Tuân, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy chủ trì. Đến dự có đồng chí Đỗ Thái Hòa, Giám đốc Sở TT&TT; Văn phòng điều phối NTM của tỉnh; Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; các phòng, ban chuyên môn của huyện, lãnh đạo các xã, thị trấn…

 

25/07/2019
Dành trên 26 tỷ đồng thực hiện Đề án OCOP năm 2019

BHG - Năm 2019, các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, gia đình trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn 201 sản phẩm thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP), với 6 nhóm sản phẩm, gồm: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm – nội thất – trang trí và dịch vụ du lịch nông thôn. Trong đó, số lượng chủ thể HTX đăng ký tham gia chương trình chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 89 sản phẩm, chiếm 59,7%.

 

25/07/2019