Bản Luốc tập trung phát triển các loại cây trồng chủ lực

15:19, 05/07/2019

BHG - Những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã Bản Luốc (Hoàng Su Phì) đã tập trung các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Xác định nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, thời gian qua, xã Bản Luốc đã tích cực chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển bền vững, tập trung, hình thành những mô hình, vùng sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.

Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Hoàng Su Phì, Bản Luốc có diện tích đất nông nghiệp 2.150 ha. Trong tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp chiếm 80%; điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp cho phát triển một số loại cây nông nghiệp như: Chè, thảo quả, lúa nếp nương và rau màu.... Vì vậy, cấp ủy, chính quyền xã chú trọng vào thực hiện quy hoạch vùng sản xuất cây nông nghiệp trên địa bàn các thôn; đẩy mạnh chăm sóc và nâng cao chất lượng của các loại cây trồng hiện có (chè 242 ha; thảo quả 84 ha; lúa nếp nương địa phương 14,5 ha). Bên cạnh đó, định hướng cho người dân chuyển đổi cây trồng theo hướng tăng diện tích rau màu, cây ăn quả thay thế cho những cây trồng truyền thống kém hiệu quả. Những việc làm trên đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân.

Người dân xã Bản Luốc chăm sóc dưa hấu.
Người dân xã Bản Luốc chăm sóc dưa hấu.

Nhiều năm nay, Bản Luốc là một trong những xã có phong trào trồng cây rau màu, như: Su hào, bắp cải, bí đỏ và dưa hấu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tổng diện tích cây rau các loại trên địa bàn xã hiện nay có 146 ha với năng suất 70 tạ/ha. Với ưu thế về điều kiện thổ nhưỡng, một số thôn như: Bình An, Thái Bình và Bản Luốc đã tập trung gieo trồng và chăm sóc dưa hấu; cho năng suất và chất lượng vượt trội so với nhiều địa phương khác. Đồng chí Hoàng Tiến Dươm, Phó Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Từ năm 2014, một số hộ gia đình ở thôn Bình An đã trồng thử nghiệm dưa hấu, cây sinh trưởng tốt, có năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh. Trước những hiệu quả thiết thực đó, nhiều người dân trong xã đã đến học hỏi kinh nghiệm; nhờ vậy, diện tích dưa hấu trên địa bàn xã phát triển.

Anh Đặng Văn Quang, thôn Bình An, cho biết: Sau khi xuất ngũ, tôi đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế của gia đình. Nhận thấy khu vực thôn Bình An có khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng phù hợp trồng dưa hấu nên tôi đã nhập giống cây từ các tỉnh lân cận về gieo trồng. Cây dưa hấu có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, tùy điều kiện thời tiết của từng vùng mà mùa trồng khác nhau. Nếu trồng trên đất ruộng lúa, nên làm đất sau khi thu hoạch lúa, dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật; cày, bừa rồi phân lô và lên luống. Cây con được ủ trong bầu làm bằng lá chuối. Bên cạnh đó, sử dụng màng nilon để che phủ nhằm hạn chế thoát hơi nước, cỏ dại và sâu bệnh; giữ độ ẩm, tiết kiệm phân bón... Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên quả dưa hấu to, ngọt, tròn đều, có màu sắc bắt mắt; trọng lượng đạt trung bình từ 5 – 15 kg/quả với giá bán bình quân từ 10 – 15 nghìn đồng/kg.

Cùng với chương trình xây dựng NTM, việc xây dựng hệ thống thủy lợi và giao thông đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, tập trung áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, thực tế đã đặt ra nhiều vấn đề trong duy trì, phát triển bền vững các loại cây trồng chủ lực ở Bản Luốc. Hiện, các loại cây trồng trên địa bàn xã, như: Chè, Thảo quả và rau màu... đều do người dân tự tìm đầu ra cho sản phẩm; giá cả không ổn định do phụ thuộc vào các thương lái, nên người nông dân gặp nhiều thiệt thòi.

Việc cấp ủy, chính quyền xã Bản Luốc chủ động chỉ đạo, định hướng các loại cây trồng có lợi thế để tập trung sản xuất đã thể hiện nỗ lực tìm hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Qua đó, tác động đến tư duy sản xuất của người dân, từng bước phát triển các sản phẩm mang đặc trưng của địa phương; là cơ sở để thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm; giúp người dân làm giàu từ sản xuất nông nghiệp.

Bài, ảnh: Đại Tâm


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Quang sắp xếp lại ngành chăn nuôi gia súc

BHG - Bắc Quang có tổng đàn gia súc trên 137.000 con. Trong đó, đàn trâu, bò trên 21.700 con, lợn trên 68.000 con. Sản lượng thịt hơi bán ra thị trường năm 2018 đạt trên 10.000 tấn. Chăn nuôi chiếm 32 – 35% giá trị thu nhập trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đánh giá về ngành chăn nuôi hiện nay cho thấy có những bất cập trong cơ cấu tổng đàn, rất dễ dẫn đến những rủi ro...

 

05/07/2019
Na Khê phát huy nội lực trong dân

BHG - Là xã biên giới, cách trung tâm huyện Yên Minh 18 km; với xuất phát điểm thấp, nên điều kiện KT-XH của Na Khê còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự quyết tâm, lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã đã có những chuyển biến tích cực, nội lực của nhân dân được phát huy.

 

 

05/07/2019
Hội nghị bàn giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

BHG - Ngày 5.7, Sở NN&PTNT tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình và bàn các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi. Đồng chí Đỗ Tấn Sơn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố và một số hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 317 hộ/137 thôn/48 xã/8 huyện trên địa bàn tỉnh; tổng số lợn chết và tiêu hủy trên 2.230 con...

05/07/2019
Xuân Giang nâng cao chất lượng các tiêu chí

BHG - Xuân Giang là địa phương thứ 2 của huyện Quang Bình về đích xây dựng Nông thôn mới (NTM). Chưa bằng lòng với những kết quả đã đạt được, xã tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM với mục tiêu: Tăng thu nhập, làm cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng no ấm, hạnh phúc. Nhìn lại chặng đường cán đích NTM của xã Xuân Giang mới thấy sự đồng lòng, quyết tâm; dám nghĩ, dám làm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân. 

05/07/2019