Bắc Mê quyết tâm không để dịch bệnh tả lợn châu Phi xâm nhập

08:59, 09/07/2019

BHG - Huyện Bắc Mê là một trong 3 địa phương của tỉnh chưa xuất hiện dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).

Lực lượng chức năng huyện tuần tra, kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi trên đường thủy.
Lực lượng chức năng huyện tuần tra, kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi trên đường thủy.

Để dịch bệnh không xâm nhiễm vào địa bàn, ngay từ khi dịch bùng phát tại tỉnh, huyện đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp; trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền,  thành lập 4 chốt kiểm dịch tại thôn Pom Cút (Đường Âm), Nà Vuồng (Yên Phong), Tạm Mò (Yên Định) và chốt kiểm dịch đường thủy tại thôn Nà Vuồng. Tổng kinh phí huyện cấp cho công tác phòng, chống dịch bệnh gần 600 triệu đồng; cấp 1.700 lít hóa chất tiêu độc khử trùng, đẩy mạnh công tác vệ sinh tại các hộ chăn nuôi, chợ bán gia súc, hộ giết mổ. Bên cạnh đó là sự vào cuộc mạnh mẽ và ý thức tự phòng bệnh của các xã, thị trấn trên địa bàn. Với việc làm cụ thể, như: Các xã Yên Phong, Minh Sơn, thị trấn Yên Phú tổ chức ra quân, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, chợ trung tâm sau mỗi buổi chợ và cấp phát vôi bột cho các hộ chăn nuôi lớn, các gia trại; xã Yên Định có 12/12 thôn, Yên Phong 7/7 thôn đã ban hành quyết định thành lập Tổ phòng, chống bệnh DTLCP, do đồng chí Trưởng thôn trực tiếp làm Tổ trưởng.

Chị Nguyễn Thị Hằng, Trưởng trạm Thú y huyện, cho biết: “Để có kiến thức chuyên sâu hơn về DTLCP, huyện đã mở 3 lớp tập huấn với 147 học viên tại các cụm xã, thị trấn nhằm trang bị cách nhận biết bệnh, cách lấy mẫu bệnh DTLCP; mở 10/10 lớp tập huấn công tác thụ tinh nhân tạo, có lồng ghép chuyên mục phòng, chống DTLCP cho 320 học viên. Từ ngày 11.6 đã tăng cường thêm 1 đồng chí công an cho lực lượng trực chốt; mua đầy đủ dụng cụ chuẩn bị sẵn sàng cho việc ứng phó với dịch...”.

Thượng tá Hoàng Văn Minh, Trưởng Công an huyện Bắc Mê, cho biết: “Trước những diễn biến phức tạp của DTLCP và nhằm ngăn chặn dịch xâm nhập vào địa bàn, lực lượng Công an đã xây dựng, triển khai kế hoạch phối hợp kiểm tra, ngăn chặn, kế hoạch tuần tra ban đêm và kiểm tra rà soát nghiêm ngặt các phương tiện ra vào địa bàn. Phân công cán bộ, chiến sỹ tham gia các điểm chốt chặn kiểm dịch, duy trì 24/24h, đảm bảo quân số thường trực và chỉ đạo các lực lượng thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất... Bởi vậy đã phát hiện 5 vụ, 5 trường hợp vi phạm vận chuyển lợn vào địa bàn không có giấy tờ kiểm dịch, không rõ nguồn gốc, xử lý 3 trường hợp và phạt tiền 16 triệu đồng về lĩnh vực thú y...”.

Với đặc điểm địa hình có dòng sông Gâm từ tỉnh Cao Bằng chảy qua, UBND huyện đã thành lập Tổ kiểm dịch đường thủy. Tại điểm trực chốt có các lực lượng thu ý, quản lý thị trường và 3 đồng chí công an trực thường xuyên. Thượng úy Nguyễn Tuấn Anh, Tổ trưởng chốt kiểm dịch đường thủy huyện, cho biết: Việc tuần tra trên đường thủy đòi hỏi phải tuần thường xuyên, kiểm tra các phương tiện thuyền, bè đi lại; cùng với đó, phối hợp với các chốt đường bộ thông tin liên lạc và báo tin kịp thời... nên đã góp phần ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.

Bên cạnh việc phun tiêu độc, khử trùng tại các chốt kiểm dịch, nhiệm vụ quan trọng hơn cả là việc tuần tra kiểm soát, đặc biệt là ban đêm. Bởi vậy các lực lượng, các ngành tại các chốt đã luôn nêu cao tinh thần tự giác, ngày đêm cùng các đơn vị kiểm tra, kiểm soát không cho dịch bệnh vào địa bàn.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống dịch bệnh, theo đồng chí Củng Thị Mẩy, Chủ tịch UBND huyện: “Tuy dịch bệnh đã có phần lắng xuống, nhưng huyện vẫn tiếp tục duy trì và đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt khuyến cáo bà con tiếp tục phun tiêu độc, khử trùng và giữ vệ sinh chuồng trại. Duy trì các chốt kiểm dịch, không lơ là và xử phạt nghiêm các hành vi trục lợi, ngăn chặn triệt để các nguồn lây nhiễm dịch bệnh có thể xâm nhập vào địa bàn...”.

Bài, ảnh: HOÀNG YẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng xã, thôn điển hình ở Yên Minh

BHG - Thực hiện định hướng, chỉ đạo của tỉnh về phát triển xã, thôn điển hình phát triển kinh tế nông nghiệp (KTNN), giai đoạn 2017 – 2020; huyện Yên Minh đã lựa chọn 4 xã và 57 thôn. Trong đó, năm 2017 triển khai thí điểm 1 xã và 1 thôn; năm 2018 thực hiện 2 xã và 27 thôn; năm 2019 thực hiện 1 xã, 14 thôn và năm 2020 thực hiện các thôn còn lại. Tuy nhiên, sau 2 năm triển khai, kết quả chưa đạt như mong đợi.

 

08/07/2019
Phát huy hiệu quả các gian hàng giới thiệu sản phẩm huyện Quản Bạ

BHG - Là một trong những huyện lấy sản xuất nông nghiệp làm chính với nhiều sản phẩm nông sản phong phú, đa dạng. Do vậy thời gian qua, huyện Quản Bạ rất chú trọng trong việc quảng bá các sản phẩm thông qua các cửa hàng trưng bày, giới thiệu nông sản địa phương và đã đem lại hiệu quả, được người tiêu dùng đón nhận. 

 

08/07/2019
Nâng tầm giá trị nông sản

BHG - Tỉnh ta có nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng, nổi tiếng như: Cam Sành, chè Shan tuyết, mật ong Bạc hà… Tuy nhiên, giá trị kinh tế của các sản phẩm còn thấp, chưa tương xứng với giá trị lao động và tính đặc biệt của sản phẩm. Để nâng tầm giá trị các sản phẩm tiêu biểu, tỉnh đang tập trung xây dựng chiến lược sản xuất và tăng cường quản lý, phát triển thương hiệu...

 

08/07/2019
Hội nghị bàn giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

BHG - Ngày 5.7, Sở NN&PTNT tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình và bàn các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi. Đồng chí Đỗ Tấn Sơn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố và một số hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 317 hộ/137 thôn/48 xã/8 huyện trên địa bàn tỉnh; tổng số lợn chết và tiêu hủy trên 2.230 con...

05/07/2019