Bắc Mê giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

16:17, 09/07/2019

BHG - Những năm qua, công tác đào tạo nghề (ĐTN) và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành huyện Bắc Mê đặc biệt quan tâm; nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đến nay, nhiều lao động đã có trình độ tay nghề, biết cách tổ chức sản xuất; góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập ổn định tại địa phương.

Doanh nghiệp phỏng vấn người lao động tại Hội chợ giới thiệu, tư vấn việc làm.
Doanh nghiệp phỏng vấn người lao động tại Hội chợ giới thiệu, tư vấn việc làm.

Cùng với việc đa dạng hóa các loại hình ĐTN, gắn dạy nghề với nhu cầu việc làm và có chế độ khuyến khích người học; nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động. Trong quá trình triển khai ĐTN cho lao động nông thôn, huyện Bắc Mê luôn coi trọng đến đối tượng, ngành nghề đào tạo sao cho hợp lý; đẩy mạnh ĐTN nông nghiệp, nghề truyền thống... Ngoài ra, để nắm được thực trạng sử dụng lao động và nhu cầu nguồn lực của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; huyện đã tổ chức khảo sát, thống kê lực lượng lao động và nhu cầu lao động; để từ đó, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đa dạng hóa các ngành nghề; nhằm tạo việc làm mới cho người lao động và xây dựng kế hoạch mở các lớp ĐTN phù hợp với cơ cấu ngành nghề tại địa phương.

Nhìn nhận về công tác ĐTN cho lao động nông thôn tại địa phương, chị Lưu Thúy Lam, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Bắc Mê, khẳng định: Từ đầu năm đến nay, huyện đã tổ chức được 6 lớp ĐTN cho 210 học viên, tập trung vào các nghề, như: Trồng cây ăn quả, trồng rau an toàn, sửa chữa máy nông nghiệp, điện dân dụng,... Sau các lớp dạy nghề, nhiều học viên đã mạnh dạn áp dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mở rộng quy mô sản xuất; tạo việc làm cho chính mình cũng như nhiều lao động khác; do vậy, hiệu suất lao động, mức thu nhập và đời sống của nhân dân được nâng lên. Đặc biệt, thông qua các ban, ngành, đoàn thể; số lao động qua đào tạo ngày càng tăng đã góp phần giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động ngành nghề.

Năm 2018, số lao động của huyện Bắc Mê được giải quyết việc làm mới là 1.312/1.300 người, đạt 100,9% so với mục tiêu nghị quyết đề ra; đạt 107,5% so với chỉ tiêu của tỉnh giao. Trong đó, 954 lao động được giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển KT – XH của địa phương; 358/340 lao động đi làm việc ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động. Đi đôi với việc ĐTN nông thôn, năm 2019, UBND huyện tổ chức Hội chợ giới thiệu, tư vấn việc làm cho đoàn viên, thanh niên nhằm tăng thêm số lao động đi làm việc ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động. Đồng chí Ma Văn Tỏe, Phó Chủ tịch UBND huyện, chia sẻ: Đây là hoạt động thiết thực, bởi lao động nông thôn hiện nay trình độ rất đa dạng, nhu cầu thực tế của lao động là rất phong phú. Được nghe các đơn vị tuyển dụng lao động tư vấn, các bạn có cơ hội tiếp cận với các cơ chế, chính sách cũng như những thông tin cần thiết, để từ đó có những định hướng phù hợp cho bản thân.

Mục tiêu trong năm 2019, huyện Bắc Mê sẽ giải quyết và giới thiệu việc làm mới cho 1.320 lao động; trong đó, làm việc tại địa phương 960 lao động, đi làm việc ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động 360 người.

Bài, ảnh: Văn Quân


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Mê quyết tâm không để dịch bệnh tả lợn châu Phi xâm nhập

BHG - Huyện Bắc Mê là một trong 3 địa phương của tỉnh chưa xuất hiện dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Để dịch bệnh không xâm nhiễm vào địa bàn, ngay từ khi dịch bùng phát tại tỉnh, huyện đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp; trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền,  thành lập 4 chốt kiểm dịch tại thôn Pom Cút (Đường Âm), Nà Vuồng (Yên Phong), Tạm Mò (Yên Định) và chốt kiểm dịch đường thủy tại thôn Nà Vuồng. Tổng kinh phí huyện cấp cho công tác phòng, chống dịch bệnh gần 600 triệu đồng...

09/07/2019
Xây dựng xã, thôn điển hình ở Yên Minh

BHG - Thực hiện định hướng, chỉ đạo của tỉnh về phát triển xã, thôn điển hình phát triển kinh tế nông nghiệp (KTNN), giai đoạn 2017 – 2020; huyện Yên Minh đã lựa chọn 4 xã và 57 thôn. Trong đó, năm 2017 triển khai thí điểm 1 xã và 1 thôn; năm 2018 thực hiện 2 xã và 27 thôn; năm 2019 thực hiện 1 xã, 14 thôn và năm 2020 thực hiện các thôn còn lại. Tuy nhiên, sau 2 năm triển khai, kết quả chưa đạt như mong đợi.

 

08/07/2019
Phát huy hiệu quả các gian hàng giới thiệu sản phẩm huyện Quản Bạ

BHG - Là một trong những huyện lấy sản xuất nông nghiệp làm chính với nhiều sản phẩm nông sản phong phú, đa dạng. Do vậy thời gian qua, huyện Quản Bạ rất chú trọng trong việc quảng bá các sản phẩm thông qua các cửa hàng trưng bày, giới thiệu nông sản địa phương và đã đem lại hiệu quả, được người tiêu dùng đón nhận. 

 

08/07/2019
Nâng tầm giá trị nông sản

BHG - Tỉnh ta có nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng, nổi tiếng như: Cam Sành, chè Shan tuyết, mật ong Bạc hà… Tuy nhiên, giá trị kinh tế của các sản phẩm còn thấp, chưa tương xứng với giá trị lao động và tính đặc biệt của sản phẩm. Để nâng tầm giá trị các sản phẩm tiêu biểu, tỉnh đang tập trung xây dựng chiến lược sản xuất và tăng cường quản lý, phát triển thương hiệu...

 

08/07/2019
du học nhật Cách tìm tìm việc chất lượng tại VietnamWorksThông tin shopee tuyển dụng tìm việc nhanh ở VietnamWorks