Quỹ dịch vụ môi trường rừng góp phần bảo vệ rừng ở Minh Tân

15:42, 14/06/2019

BHG - Nhờ thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), thời gian qua, tuy diện tích rừng được giao khoán bảo vệ tăng cao, nhưng giảm được áp lực từ ngân sách nhà nước cho công tác quản lý, bảo vệ rừng; cùng đó, nhận thức của người dân ở xã Minh Tân (Vị Xuyên) về công tác xã hội hóa nghề rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên môi trường ngày càng được nâng cao.

Lãnh đạo Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh trao đổi với cán bộ và người dân xã Minh Tân.
Lãnh đạo Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh trao đổi với cán bộ và người dân xã Minh Tân.

Là địa phương có diện tích rừng lớn với nhiều loại gỗ quý; trước đây,  người dân xã Minh Tân đa phần là hộ nghèo, một bộ phận sống dựa vào việc khai thác lâm sản để kiếm sống. Tuy nhiên, từ khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR, các thôn đều thành lập Tổ bảo vệ rừng; qua đó, ý thức bảo vệ rừng của người dân cũng dần được nâng lên. Theo ông Lộc Đình Giác, Trưởng thôn Bản Hình, chia sẻ: “Năm 2018, thôn chúng tôi được nhận 17,7 triệu đồng tiền DVMTR, với 139 hộ được hưởng lợi. Thôn thành lập được một Tổ bảo vệ rừng gồm 5 thành viên, có trách nhiệm tuần tra, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Đối với số tiền DVMTR được nhận, thôn đã tổ chức họp dân để bà con bàn bạc thống nhất chi cho làm đường bê tông trong thôn. Bởi có đường đi lại thuận tiện thì bà con dễ dàng trong việc buôn bán nông sản cũng như bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, thôn cũng biểu quyết xem xét đến việc còn một số hộ đốt nương, làm rẫy; hộ có con em vi phạm về công tác bảo vệ rừng và đưa ra khỏi diện được hưởng tiền DVMTR nhằm răn đe, tuyên truyền cho người dân. Đối với những hộ được hưởng tiền DVMTR, cần phải tham gia vào trồng rừng hàng năm…”.

Được biết, xã Minh Tân có 12 thôn, số diện tích rừng được chi trả tiền DVMTR là 2.143 ha thuộc khu vực Thủy điện Sông Lô 4, Thủy điện Sông Miện 6; năm 2019, với tổng số tiền được chi trả là trên 77 triệu đồng. Theo đại diện Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, thực hiện chi trả tiền DVMTR, Quỹ đã có hướng dẫn về công tác kiểm tra, giám sát việc chi trả theo đúng quy định hướng dẫn về việc đối chiếu số liệu nộp tiền giữa đơn vị sử dụng DVMTR đối với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, phát huy vai trò của người dân trong việc họp bàn thống nhất, quyết định quyền, nghĩa vụ của mình trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và hình thức sử dụng tiền DVMTR do họ tạo ra. Bên cạnh đó là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành, của đơn vị sử dụng DVMTR và của toàn xã hội.

Phó Chủ tịch UBND xã Minh Tân, Lộc Xuân Lương, cho biết: Thực hiện công tác bảo vệ rừng, xã thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng cho người dân. Ngoài ra, khi được chi trả tiền DVMTR trên diện tích rừng chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào quản lý, xã sẽ sử dụng kinh phí đó để chủ động làm tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng, duy trì hoạt động ổn định của lực lượng bảo vệ rừng là các tổ bảo vệ tại thôn, bản nơi có rừng. Do đó, số vụ cháy rừng, phá rừng, khai thác trái phép lâm sản trên địa bàn thời gian qua đã phần nào được hạn chế. Qua đó, việc hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR đã tác động tích cực đến ý thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các chủ rừng cũng như người dân trong bảo vệ và phát triển rừng. Các chủ rừng được giao quản lý, bảo vệ rừng đã tăng cường phối hợp các ngành chức năng tổ chức tuần tra, kiểm soát rừng; từ đó, công tác bảo vệ rừng được thực hiện ngày càng hiệu quả.

Bài, ảnh: Trần Phú


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đồng Văn tích cực khoanh vùng dập dịch

BHG - Dịch tả lợn châu Phi hiện đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh ta. Tính đến ngày 11.6, huyện Đồng Văn đã có 2 địa phương là thị trấn Phố Bảng và thị trấn Đồng Văn xuất hiện dịch bệnh tả lợn châu Phi với tổng số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy là 99 con (5.529kg)/21 hộ dân tại 7 thôn và tổ dân phố. Với quyết tâm khoanh vùng, không để dịch lây lan ra diện rộng nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi; huyện Đồng Văn đã, đang triển khai các biện pháp quyết liệt cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

 

14/06/2019
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Yên Định

BHG - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Yên Định (Bắc Mê) đã có nhiều biện pháp khuyến khích, hỗ trợ nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng thu nhập trên diện tích đất sản xuất. Cùng với đẩy mạnh nâng cao hệ số sử dụng đất, xã mạnh dạn xây dựng một số mô hình kinh tế mới hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho người dân. Nhờ chăm chỉ tìm tòi, học hỏi; từ đầu năm 2019...

14/06/2019
Quản Bạ nhân rộng diện tích hoa Hồng

BHG - Mô hình trồng hoa Hồng ở huyện Quản Bạ đã khẳng định hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương, hoa Hồng được khách hàng ưa chuộng, nhất là vụ Hè và nhiều khi hoa không đủ cung cấp cho thị trường. Với những thành công từ mô hình trồng hoa Hồng ở thị trấn Tam Sơn, diện tích hoa Hồng đang được nhân rộng ra hơn 6 ha tại xã Quyết Tiến. Đang chăm sóc vườn hoa Hồng rộng hơn 1 ha, anh Nguyễn Đăng Toan, thôn Đông Tinh, xã Quyết Tiến là một trong những nhà vườn đầu tư trồng hoa Hồng...

14/06/2019
Mèo Vạc tập trung phát triển các mô hình kinh tế thí điểm

BHG - Trong thời gian qua, huyện Mèo Vạc đã và đang tập trung phát triển các mô hình kinh tế thí điểm trên địa bàn, nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một diện tích canh tác, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Với mục tiêu tận dụng triệt để khai thác tiềm năng khí hậu, đất đai, lao động của địa phương trong sản xuất nông nghiệp...

14/06/2019