Đồng Văn tích cực khoanh vùng dập dịch

09:45, 14/06/2019

BHG - Dịch tả lợn châu Phi hiện đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh ta. Tính đến ngày 11.6, huyện Đồng Văn đã có 2 địa phương là thị trấn Phố Bảng và thị trấn Đồng Văn xuất hiện dịch bệnh tả lợn châu Phi với tổng số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy là 99 con (5.529kg)/21 hộ dân tại 7 thôn và tổ dân phố. Với quyết tâm khoanh vùng, không để dịch lây lan ra diện rộng nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi; huyện Đồng Văn đã, đang triển khai các biện pháp quyết liệt cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Chốt kiểm dịch tại thôn Quán Dín Ngài, thị trấn Đồng Văn luôn đảm bảo trực 24/24h  phun thuốc khử trùng các phương tiện ra, vào trung tâm thị trấn.
Chốt kiểm dịch tại thôn Quán Dín Ngài, thị trấn Đồng Văn luôn đảm bảo trực 24/24h phun thuốc khử trùng các phương tiện ra, vào trung tâm thị trấn.

Đồng chí Dinh Chí Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn, cho biết: Dịch tả lợn châu Phi chính thức xuất hiện trên địa bàn huyện vào ngày 24.5.2019 tại gia đình ông Củng Phủ Dùng, thôn Xóm Mới, thị trấn Phố Bảng; đến ngày 29.5, dịch tiếp tục xuất hiện tại thị trấn Đồng Văn. Ngay sau khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi, UBND huyện đã chỉ đạo ngành chuyên môn, cấp ủy, chính quyền hai thị trấn triển khai thực hiện tiêu hủy toàn bộ số lợn mắc bệnh và đàn lợn có nguy cơ mắc bệnh; quá trình tiêu hủy diễn ra nhanh gọn, đảm bảo đúng quy trình, an toàn. Đồng thời triển khai lập các chốt chặn để kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện ra vào địa bàn vùng dịch, vùng giáp danh và tiến hành phun khử trùn,g tiêu độc để hạn chế  dịch bệnh lây lan ra các xã khác, vùng lân cận.

UBND huyện thành lập và tổ chức họp Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch tả lợn châu Phi và triển khai khai các biện pháp phòng, chống dịch theo nội dung các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và ngành Nông nghiệp. Đồng thời, ban hành văn bản chỉ đạo trong thời gian có dịch, các tổ chức, cá nhân tạm dừng các hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ, kinh doanh lợn và các sản phẩm của lợn ra vào địa bàn vùng dịch kể từ ngày có dịch cho đến khi có công bố hết dịch; chỉ đạo các đơn vị Công an, Đội Quản lý thị trường huyện cùng với lực lượng dân quân, Đoàn Thanh niên các xã, thị trấn tham gia trực 24/24h tại các chốt kiểm dịch; tiến hành vệ sinh tiêu độc, khử trùng định kỳ, cụ thể: Đối với ổ dịch, thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc 2 lần/ngày, liên tục trong 1 tuần đầu; 1 lần/ngày trong tuần thứ 2 và 3 lần/tuần trong tuần thứ 3 và các tuần tiếp theo. Đối với vùng dịch, thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng liên tục 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên, 3 lần/tuần trong vòng 2 - 3 tuần tiếp theo. Đối với vùng bị dịch uy hiếp, thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu, 3 lần/tuần trong 2 - 3 tuần tiếp theo.

 Đối với các xã vùng đệm và các xã chưa có dịch; huyện chỉ đạo thực hiện quyết liệt, cấp bách các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn theo nội dung các văn bản của tỉnh. Cùng đó, tuyên truyền cho nhân dân không mua bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra vào vùng dịch; đặc biệt là tại thị trấn Phố Bảng và thị trấn Đồng Văn. Tăng cường công tác nắm bắt tình hình dịch bệnh, hướng dẫn trực tiếp cho nhân dân biết rõ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là vào các phiên chợ; vận động nhân dân phải khai báo lợn ốm, chết, tố giác người vứt xác lợn chết ra môi trường, vận chuyển, buôn bán lợn bệnh, lợn chết.

Để đảm bảo việc phòng, chống dịch bệnh tả lợn châu Phi, UBND huyện đã cấp ứng số tiền 240 triệu đồng cho công tác phòng, chống dịch; tiến hành phân bổ, cấp phát cho các xã, thị trấn 600 lít hóa chất, 5.000 kg vôi bột; bàn giao 3 máy phun khử trùng động cơ xăng và 20 bình phun thuốc sát trùng bằng điện cho các chốt kiểm dịch. UBND các xã, thị trấn trích nguồn dự phòng hơn 534 triệu đồng để mua sắm dụng cụ, vật tư, hóa chất khử trùng và hỗ trợ tiền công tham gia chống dịch. Qua đó, đã phun khử trùng, tiêu độc cho 7.541 hộ, ước đạt 281.720 m2; phun tại 8/8 chợ, diện tích 13.700 m2. Phun tại 7 chốt kiểm dịch với hàng chục nghìn phương tiện tham gia giao thông.

Đồng chí Vũ Viết Thu, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Đồng Văn, chia sẻ: Tính từ thời điểm xuất hiện dịch bệnh tả lợn châu Phi ở Đồng Văn cho đến nay, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, đơn vị chức năng của huyện; tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát. Tuy nhiên, với tinh thần phòng hơn chống, đơn vị tiếp tục tham mưu cho huyện triển khai các giải pháp mang tính đồng bộ, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để từng bước khống chế, khoanh vùng dập dịch đạt hiệu quả cao nhất.

 Bài, ảnh: HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Yên Định

BHG - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Yên Định (Bắc Mê) đã có nhiều biện pháp khuyến khích, hỗ trợ nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng thu nhập trên diện tích đất sản xuất. Cùng với đẩy mạnh nâng cao hệ số sử dụng đất, xã mạnh dạn xây dựng một số mô hình kinh tế mới hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho người dân. Nhờ chăm chỉ tìm tòi, học hỏi; từ đầu năm 2019...

14/06/2019
Quản Bạ nhân rộng diện tích hoa Hồng

BHG - Mô hình trồng hoa Hồng ở huyện Quản Bạ đã khẳng định hướng đi đúng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương, hoa Hồng được khách hàng ưa chuộng, nhất là vụ Hè và nhiều khi hoa không đủ cung cấp cho thị trường. Với những thành công từ mô hình trồng hoa Hồng ở thị trấn Tam Sơn, diện tích hoa Hồng đang được nhân rộng ra hơn 6 ha tại xã Quyết Tiến. Đang chăm sóc vườn hoa Hồng rộng hơn 1 ha, anh Nguyễn Đăng Toan, thôn Đông Tinh, xã Quyết Tiến là một trong những nhà vườn đầu tư trồng hoa Hồng...

14/06/2019
Mèo Vạc tập trung phát triển các mô hình kinh tế thí điểm

BHG - Trong thời gian qua, huyện Mèo Vạc đã và đang tập trung phát triển các mô hình kinh tế thí điểm trên địa bàn, nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một diện tích canh tác, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Với mục tiêu tận dụng triệt để khai thác tiềm năng khí hậu, đất đai, lao động của địa phương trong sản xuất nông nghiệp...

14/06/2019
Khát vọng khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số nơi địa đầu Tổ quốc

BHG - Khởi nghiệp đang là hướng tiếp cận mới để giảm nghèo và phát triển bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Với tư duy đổi mới, nghị lực của tuổi trẻ, nhiều thanh niên dân tộc thiểu số huyện Đồng Văn đã nỗ lực vượt khó, mạnh dạn khởi nghiệp trên quê hương. Hiện nay, nhiều người thành công đã và đang truyền cảm hứng mạnh mẽ đến thế hệ các thanh niên vùng cao.

 

14/06/2019