Đảng ủy xã Đạo Đức tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế

09:12, 24/04/2019

BHG - Xã Đạo Đức (Vị Xuyên) có 8/14 thôn nằm dọc tuyến Quốc lộ 2; với nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, như: Diện tích mặt nước lớn; thường xuyên nhận được sự giúp đỡ của Trung tâm Khoa học kỹ thuật Giống cây trồng Đạo Đức, Trung tâm Thủy sản, Ban Quản lý Rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh… Với cơ cấu kinh tế: Sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm 72%; kinh doanh dịch vụ và thương mại 18%; ngành nghề khác 10%, Đảng ủy xã xác định đây là lợi thế phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, gắn với dịch vụ thương mại, từ đó tập trung lãnh, chỉ đạo nhân dân phát triển nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao.

Lãnh đạo xã Đạo Đức thăm mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ Thủy điện Sông Lô 2.
Lãnh đạo xã Đạo Đức thăm mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ Thủy điện Sông Lô 2.

Nhằm phát huy và tập trung lãnh đạo có trọng tâm, trọng điểm nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh, BCH Đảng bộ xã đã giao UBND xã tổ chức khảo sát, điều tra, quy hoạch xây dựng đề án đưa Đạo Đức thành xã điển hình phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp giai đoạn 2017 – 2020. Để đảm bảo công tác triển khai và tổ chức thực hiện đề án có hiệu quả; BTV Đảng ủy xã ban hành quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng NTM; phân công nhiệm vụ chỉ đạo phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp và gắn với nhiệm vụ duy trì, củng cố các tiêu chí và phong trào xây dựng NTM giai đoạn 2018 – 2020; khuyến khích nhân rộng mô hình: Thành lập HTX Rau an toàn Tân Đức; xây dựng HTX toàn thôn Độc Lập; thành lập HTX Đức Tiến chuyên sản xuất lúa, gạo chất lượng cao... 

Trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, Đảng ủy xã đã chỉ đạo sản xuất trên tổng diện tích trồng cây hàng năm 527 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 2.340 tấn; thu nhập bình quân năm 2018 đạt 29,8 triệu đồng/người/năm. Thực hiện Nghị quyết 209, 86 của HĐND tỉnh, xã có 50 hộ vay vốn với số tiến 4,7 tỷ đồng. Cây vụ Đông cũng là thế mạnh của xã trong phát triển kinh tế, mang lại thu nhập cao cho người dân. Với diện tích cây trồng vụ Đông trên 100 ha, Đảng ủy xã đã chỉ đạo chính quyền, các đoàn thể và nhân dân tập trung sản xuất rau, đậu các loại và cây ngô nếp hàng hóa, mang lại thu nhập từ 35 - 50 triệu đồng/ha; đặc biệt, ngô nếp tím lợi nhuận đạt 80 triệu đồng/ha. Đến nay, toàn xã có 15 mô hình điển hình, như: Mô hình nhà lưới trồng rau an toàn, doanh thu trên đơn vị diện tích đạt 450 triệu đồng/năm, lợi nhận thu được 390 triệu đồng/ha/năm, tại các thôn Tân Đức, Làng Nùng, Hợp Thành, Làng Cúng; mô hình sản xuất lúa chất lượng cao áp dụng cơ giới hóa tại HTX Đức Tiến, thôn Làng Cúng, giá trị kinh tế đạt 50 triệu đồng/ha/vụ; mô hình trồng ngô theo phương pháp “5 cùng” tại thôn Làng Nùng, Độc Lập lợi nhuận đạt 50 triệu đồng/ha; mô hình trồng hoa trong nhà lưới tại thôn Độc Lập cho thu nhập từ 100 – 200 triệu đồng... Việc phát triển các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức của nhiều hộ dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững, từng bước xây dựng và phát triển nông thôn ngày một giàu đẹp và phát triển.

Đồng chí Lục Chí Việt, Bí thư Đảng ủy xã, cho biết: Với những lợi thế và kết quả đạt được, cấp ủy, chính quyền xã tiếp tục có những định hướng trong chỉ đạo tổ chức lại sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tích cực, mạnh dạn phát triển các mô hình kinh tế. Tiếp tục khai thác các thế mạnh, như: Trồng rừng kinh tế, nuôi trồng thủy sản, trồng rau an toàn trong nhà lưới, phát triển vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao... Đặc biệt, tập trung khai thác diện tích mặt nước bằng cách nuôi cá lồng và phát triển dịch vụ du lịch sinh thái trên lòng hồ Thủy điện Sông Lô 2.

Có thể khẳng định, vai trò lãnh đạo của Đảng ủy, sự điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của các đoàn thể; người dân đã mang lại bước chuyển biến hết sức rõ nét về kinh tế trên địa bàn xã. Tiềm năng, thế mạnh được tập trung khai thác, cùng với đó, người dân đã thay đổi cách nghĩ, cách làm để kinh tế hộ, kinh tế cộng đồng phát triển bền vững.

Bài, ảnh: An Dương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"Chắp cánh" cho sản phẩm mật ong Thảo quả

BHG - Hợp tác công – tư giữa Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) với hộ kinh doanh Tô Thị Vân Anh, xã Nấm Dẩn (Xín Mần) được ký kết vào cuối năm 2017 nhằm thực hiện Tiểu dự án "Phát triển nuôi ong lấy mật, xây dựng và quản lý nhãn hiệu mật ong Thảo quả". Từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình CPRP, đến nay cơ sở sản xuất, kinh doanh mật ong Thảo quả Vân Anh đã và đang phát triển về quy mô cũng như chất lượng, sản phẩm mật ong Thảo quả được thị trường ưa chuộng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. 

24/04/2019
Đảng viên trẻ làm giàu trên vùng đất khó

BHG - Sinh ra và lớn lên ở thôn Phìn Lò, xã Sơn Vĩ (Mèo Vạc) mảnh đất biên giới đặc biệt khó khăn và điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt… nhưng với tinh thần ham học hỏi, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và quyết tâm vươn lên làm giàu trên chính quê hương; đảng viên trẻ Hồ Văn Phà (sinh 1984) đã trở thành tấm gương điển hình về làm kinh tế giỏi, được người dân yêu mến. Năm 2005, anh Phà lập gia đình và được bố mẹ cho tách hộ. 

23/04/2019
Nguồn vốn ưu đãi giúp phụ nữ Việt Lâm thoát nghèo

BHG - Thời gian qua, phụ nữ xã Việt Lâm (Vị Xuyên) đã tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi theo Nghị quyết số 209 và 86 của HĐND tỉnh để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa. Nhờ đó, nhiều chị em đã mạnh dạn xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.

 

23/04/2019
Lực đẩy quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

BHG - Với mạng lưới giao dịch và lượng khách hàng lớn nhất trong số các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh; những năm qua, Agribank Chi nhánh Hà Giang luôn bám sát chủ trương phát triển KT – XH của tỉnh; thực hiện tốt các nội dung chỉ đạo và nghị quyết của Chính phủ, của tỉnh liên quan đến hoạt động ngân hàng; góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế địa phương.

 

23/04/2019