Kiểm tra phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại huyện Đồng Văn, Mèo Vạc

15:48, 28/03/2019

BHG - Tiếp tục chương trình kiểm tra công tác phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn các huyện phía Bắc, ngày 27.3, Đoàn công tác liên ngành, do đồng chí Đỗ Tấn Sơn, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh trên động vật của hai huyện Đồng Văn và Mèo Vạc.

Đoàn công tác kiểm tra dịch tại thị trấn Phố Bảng (Đồng Văn)
Đoàn kiểm tra tại thị trấn Phố Bảng (Đồng Văn).

Hai huyện Đồng Văn và Mèo Vạc có tổng số trên 58.000 con lợn, trong đó chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ. Thực hiện phòng, chống dịch tả lợn châu Phi xâm nhập vào địa bàn, hai huyện đã ban hành 24 văn bản đôn đốc các phòng, ban, các đơn vị chủ động phòng, chống dịch bệnh. Biên tập tài liệu bằng nhiều thứ tiếng để tổ chức tuyên truyền, phổ biến tình hình, cách nhận biết và các biện pháp phòng, chống dịch tới 100% các thôn, bản. Phun tiêu độc, khử trùng tại những nơi có nguy cơ cao 2 lần/tháng. Thành lập Tổ tuần tra, kiểm soát lưu động, chốt kiểm dịch tạm thời. UBND huyện và các xã, thị trấn đã sử dụng một phần nguồn kinh phí dự phòng mua thuốc cấp cho nhân dân phun tiêu độc, khử trùng. Cùng với những kết quả đạt được, công tác kiểm soát dịch tả lợn châu Phi của huyện Đồng Văn, Mèo Vạc cũng gặp nhiều khó khăn như: Đường biên giới dài, cư dân qua lại thường xuyên; công tác kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển lợn tại các chợ và nhận thức về tình hình dịch bệnh của một số hộ dân không chăn nuôi lợn còn hạn chế…

Tại các địa điểm đến kiếm tra và làm việc, đoàn kiểm tra tình hình phòng, chống dịch tả lợn châu Phi của tỉnh nhận định tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của hai huyện Đồng Văn, Mèo Vạc được kiểm soát tốt, đại bộ phận nhân dân có ý thức phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên khả năng dịch xâm nhập vào địa bàn qua các đường mòn, lao động tự do rất lớn. Do vậy đoàn công tác đề nghị hai huyện cần quyết liệt, thường xuyên hơn nữa trong công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Tin, ảnh: Tuấn Quỳnh (Đài PTTH tỉnh)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Diện mạo mới Bản Luốc

BHG - Là xã vùng sâu của huyện Hoàng Su Phì, điều kiện KT – XH còn nhiều khó khăn; những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã Bản Luốc đã tập trung các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân và đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay xây dựng Nông thôn mới (NTM); nhờ đó, bộ mặt nông thôn của xã có nhiều khởi sắc.

 

28/03/2019
Bản Ngò dồn lực xây dựng Nông thôn mới

BHG - Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) đang lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng tại nhiều địa phương;  với tinh thần huy động sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị; qua đó, làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt nông thôn. Với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, ngành; Đảng bộ và nhân dân xã Bản Ngò (Xín Mần) đang dồn lực xây dựng NTM. Bản Ngò hiện đạt 11 tiêu chí NTM, 8 tiêu chí chưa hoàn thành, gồm: Giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, hạ tầng, thu nhập, hộ nghèo, văn hóa, môi trường…

28/03/2019
Pả Vi đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí

BHG - Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 xã Pả Vi (Mèo Vạc) đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM); cấp ủy, chính quyền cùng nhân dân trên địa bàn đang chung sức, đồng lòng, nỗ lực thực hiện các tiêu chí. Thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", năm 2018 toàn xã mở mới được 3,95 km đường liên thôn, nội thôn rộng từ 1,5 – 2,5 m; trong đó, nhân dân tự mở mới 3 km; đổ bê - tông được 8,5 km đường liên thôn, nội thôn, rộng từ 1 – 2,5 m...

28/03/2019
Hùng An nỗ lực "về đích"

BHG - Thực hiện xây dựng Nông thôn mới (NTM), thời gian qua, xã Hùng An (Bắc Quang) đã huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các chương trình và huy động từ nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở. Đến nay, xã đã hoàn thành 14/19 tiêu chí và phấn đấu về đích NTM trong năm nay. Là xã có diện tích rộng hơn 3.600 ha, gồm 15 thôn và hơn 2.300 khẩu, với 10 dân tộc cùng sinh sống. Với điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng...

28/03/2019
Đơn vị cung cấp Làm Chủ Cuộc Săn Với Heo Rừng uy tín