Huyện Quang Bình chủ động phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

08:27, 27/03/2019

BHG - Là địa bàn giáp ranh với các tỉnh Yên Bái và Lào Cai, nên nguy cơ lây nhiễm dịch tả lợn châu Phi là rất cao. Để kịp thời ngăn chặn dịch xâm nhập, huyện Quang Bình đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân hiểu về dịch tả lợn châu Phi.

Hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Vĩ Thượng phun thuốc tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.
Hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Vĩ Thượng phun thuốc tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.

Theo số liệu báo cáo, huyện Quang Bình hiện có tổng đàn lợn trên 60.000 con; trong đó, có 43 mô hình nuôi lợn quy mô từ 30 - 100 con trở lên. Nghề nuôi lợn đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân trên địa bàn. Vì vậy, trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi tại các tỉnh, thành cả nước; huyện đã nhanh chóng triển khai đồng bộ các biện pháp đối phó kịp thời với nguy cơ dịch bệnh theo phương châm “phòng là chính”.

Thời điểm này, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo về việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi; thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp xã, thị trấn; 1 Tổ liên ngành cơ động phòng, chống bệnh dịch của huyện; lập 2 chốt ngăn chặn tại đầu mối giao thông thôn Thượng Minh, xã Vĩ Thượng; nơi có đường liên xã giáp ranh với huyện Lục Yên (Yên Bái) và thôn Thượng, xã Yên Thành, nơi giáp ranh với huyện Bảo Yên (Lào Cai). Cung ứng 600 lít hóa chất cho các xã, thị trấn triển khai vệ sinh tiêu độc khử trùng và phòng, chống dịch;  đã thực hiện tại 5.352 hộ, 31 gia trại chăn nuôi với diện tích 539.500 m2. Đồng thời, chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Du lịch huyện đẩy mạnh tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi biết cách phòng bệnh.

Xã Vĩ Thượng có 7.780 con lợn và hơn 11.000 con gia cầm; tập trung ở các gia trại và hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Đợt này, địa phương được huyện cấp 40 lít hóa chất phun tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; ngoài ra, xã còn cấp phát 300 tờ rơi, giúp người dân nâng cao nhận thức về dịch tả lợn châu Phi. Theo quan sát, từ ngày 13.3, tại chốt kiểm dịch thôn Thượng Minh, các nhân viên túc trực 24/24h để kiểm tra, kiểm soát, phun khử trùng các phương tiện qua lại và phương vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vào địa bàn. Huyện nghiêm cấm việc vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm không có giấy kiểm dịch và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Qua tiếp xúc với các hộ chăn nuôi tại xã Vĩ Thượng, cơ bản người dân nắm bắt đầy đủ thông tin về tình hình dịch bệnh nên khá bình tĩnh và không quay lưng với các sản phẩm từ thịt lợn; việc buôn bán vẫn diễn ra bình thường dưới sự kiểm soát chặt chẽ của cán bộ thú y. Anh Triệu Văn Pay, thôn Thượng Minh, cho hay: “Trong chuồng nuôi của gia đình lúc nào cũng duy trì 20 - 30 con lợn, tôi tự phun thuốc khử trùng chuồng trại 1 tháng/lần; giờ biết thông tin về dịch tả lợn châu Phi thì phun nhiều hơn”. Tương tự, anh Hoàng Văn Linh, thôn Trung Thành, cho biết: “Cán bộ xã xuống tận nhà tuyên truyền cho chúng tôi chủ động phòng, chống dịch bệnh, tạo tâm lý yên tâm cho người dân”.

Đồng chí Phùng Viết Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quang Bình khẳng định: “Huyện tiếp tục duy trì tổ kiểm tra liên ngành lưu động và thực hiện nghiêm túc các chốt kiểm dịch hiện có trên địa bàn. Cùng với đó, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn; nếu phát hiện lợn ốm, chết, nghi mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi, sản phẩm của lợn nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc thì báo cáo ngay cho Trạm Chăn nuôi và Thú y để lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm”.

Bài, ảnh: MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"Dân vận khéo" tạo động lực phát triển kinh tế ở Bắc Mê

BHG - Trong những năm qua, hệ thống chính trị huyện Bắc Mê đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân… Có được kết quả đó là do các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phát huy được quyền làm chủ của nhân dân, tạo động lực mới, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

 

27/03/2019
Nguyễn Văn Tới làm du lịch

BHG - Sau bao năm đèn sách, tốt nghiệp Trường Trung cấp chuyên ngành Công nghệ thông tin (IT), chàng trai Nguyễn Văn Tới, thôn Hạ Thành, xã Phương Độ (thành phố Hà Giang) đã từ bỏ ước mơ trở thành "dân IT" để làm du lịch. Và nay, homestay của anh đã trở thành địa chỉ quen thuộc của rất nhiều du khách trong nước và quốc tế trên hành trình khám phá mảnh đất địa đầu cực Bắc của Tổ quốc.

 

26/03/2019
Quỹ tín dụng nhân dân Xuân Giang - phát huy hiệu quả trong XĐGN và hạn chế tín dụng đen

BHG - Được thành lập từ năm 1996, Quỹ tín dụng nhân dân Xuân Giang là một trong những Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) được thành lập đầu tiên, có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong hệ thống QTDND của tỉnh. Quỹ còn là địa chỉ tin cậy của bà con nhân dân trong xã trao đổi các hoạt động tài chính, vừa huy động được nguồn vốn tại chỗ, vừa tạo nguồn vốn cho các thành viên vay đáp ứng kịp thời trong phát triển sản xuất kinh doanh cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.

 

26/03/2019
Lão nông Mua Seo Dì làm giàu trên vùng đất khó

BHG - Được cán bộ xã đưa chúng tôi đến gặp lão nông Mua Seo Dì, ông là điển hình về phát triển kinh tế của thôn Ngài Là Thầu, xã Lao Chải (Vị Xuyên) - xã biên giới còn nhiều khó khăn... Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà mới, ông Dì chia sẻ về những thành quả từ sự lao động của bản thân và các thành viên trong gia đình. Trước đây, gia đình lão nông người Mông này cũng thuộc diện khó khăn của thôn, nhà đông con, đất đai khô cằn nên chỉ làm ruộng được một vụ....

26/03/2019