Hợp tác xã Kim Thăng nâng tầm giá trị cây chè Quản Bạ

10:39, 07/03/2019

BHG - Bén duyên với Quản Bạ trong một lần đi du lịch, anh Quách Ngạn Vĩ, chàng rể người Đài Loan đã quyết định sinh sống và lập nghiệp ở mảnh đất “núi đôi” và phát triển các sản phẩm chè theo tiêu chuẩn Đài Loan. Với mong muốn đóng góp cho sự phát triển của cây chè địa phương, làm tăng giá trị sản phẩm trà, anh và Hợp tác xã (HTX) Kim Thăng (thị trấn Tam Sơn) đang nỗ lực quảng bá cây chè Quản Bạ đến nhiều nơi trong và ngoài nước.

Anh Quách Ngạn Vĩ (bên phải) pha trà giới thiệu các sản phẩm trà.
Anh Quách Ngạn Vĩ (bên phải) pha trà giới thiệu các sản phẩm trà.

Bén duyên nhờ cây chè

Được biết đến với Dự án Mountain star (hoạt động dạy vẽ tranh miễn phí cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên), bên cạnh kiến thức chuyên môn thạc sỹ ngành Việt Nam học, anh Quách Ngạn Vĩ (Đài Loan) còn giúp gia đình buôn bán chè. Trong nhiều lần đi tìm kiếm nguồn nguyên liệu sản xuất các loại trà cao cấp, có giá trị lớn ở Đài Loan như: Bạch trà, Hồng trà, Trà Phổ Nhĩ… anh đã đến Quản Bạ.

Theo anh Vĩ: “Lá chè ở Quản Bạ có thể nói là tốt nhất trong số những nơi tôi đã đến ở khắp Việt Nam. Tôi đã mang lá chè đến kiểm nghiệm tại Đại học Quốc gia Đài Loan, kiểm tra thử với hơn 470 loại chất cấm thì đều ở mức 0%. Chúng tôi đã đạt được Giấy chứng nhận SGS - đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi các nước khó tính”. Theo anh Vĩ, lá chè ở đây có đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm là do môi trường Quản Bạ còn rất trong lành, chưa bị ảnh hưởng bởi phương thức sản xuất hàng hóa, người dân chỉ trồng chè theo cách truyền thống, cây mọc tự nhiên trong rừng. Được biết, cùng có chè cổ thụ giống Việt Nam, nhưng một số địa phương của Trung Quốc đã tạo ra sản phẩm trị giá rất cao, như trà Đại Hồng Bào, trà Vàng ở Phúc Kiến, Vân Nam (Trung Quốc).

Trong quá trình đi tìm kiếm lá chè, anh Quách Ngạn Vĩ đã gặp gỡ và bén duyên với cô gái người Nùng ở Quản Bạ. Từ đó, anh quyết định sinh sống tại Quản Bạ và góp sức thành lập HTX Kim Thăng, chuyên sản xuất chè xuất khẩu Đài Loan và phục vụ thị trường trong nước. Anh Vĩ chia sẻ: Bên Đài Loan, gia đình tôi có truyền thống làm chè hơn 40 năm và mua lá chè ở tỉnh Hà Giang từ những năm 1992; bố tôi chuyên buôn bán trà Phổ Nhĩ, một sản phẩm có giá cao ở Trung Quốc. Tham gia thành lập HTX với anh họ bên vợ, tôi chịu trách nhiệm tư vấn kỹ thuật, HTX của chúng tôi chuyên sản xuất trà Vàng, Bạch trà, trà Ô Long, Hồng trà, trà Đen. Tuy nhiên, mới đầu HTX cũng gặp khó khăn do người dân Quản Bạ vẫn còn chè là sản phẩm phụ, đến mùa sản xuất thì khó thu mua do người dân bận đi làm nương, không có thời gian hái chè. Nhiều khi chúng tôi phải đến thuyết phục, trả giá cao gấp nhiều lần mới mua được lá chè về sản xuất.

Góp phần làm tăng giá trị cây chè

Chè là một loại đặc sản của Hà Giang, tuy nhiên đến nay việc sản xuất chưa đi vào chiều sâu, mới chỉ dừng lại ở sơ chế và sản xuất các sản phẩm phổ thông, giá trị không cao. Với mong muốn nâng cao giá trị, mang sản phẩm đi quảng bá khắp thế giới, HTX Kim Thăng được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào đầu năm 2018. Anh Ngũ Xuân Huy, Giám đốc HTX Kim Thăng, cho biết: “Nhờ có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, HTX nhanh chóng hoàn thành các thủ tục để chính thức đi vào hoạt động. Chúng tôi đã nhập khẩu máy móc sản xuất từ Đài Loan, gồm: Các loại máy sao, vò, sấy nóng, ép bánh, máy hấp trị giá khoảng 1 tỷ đồng”.

Được biết, cách chế biến, hái lá chè khá công phu, cần có kỹ thuật lên men, sấy khô ở từng giai đoạn để tạo nên các loại trà khác nhau về tính chất và mùi vị. Anh Vĩ cho biết: “Các loại trà đều có thể để lâu năm, càng để lâu thì càng tăng giá trị, mùi vị. Trong đó, trà Vàng có giá trị cao nhất, 1 bánh 300 – 400g bán giá 200 Nhân dân tệ, tương đương 600 - 700 nghìn đồng; nếu để lâu năm giá sẽ tăng cao hơn. Trà Vàng có xuất xứ từ đời nhà Đường ở Trung Quốc, cách chế biến là hái lá chè phơi héo, sao vàng, ủ lên mem và tiếp tục phơi khô, trong quá trình sao chè phải dùng bếp củi để khói bếp làm tăng thêm hương vị. Người Trung Quốc ít uống trà Xanh, họ thường dùng các loại trà đã lên men giúp tiêu hủy chất độc, uống vào không bị cồn ruột, mất ngủ”.

Bên cạnh đó, HTX còn sản xuất Bạch trà có giá từ 900 nghìn đồng – 1,6 triệu đồng/kg; Hồng trà có giá 600 nghìn đồng/kg. Giám đốc HTX Kim Thăng, Ngũ Xuân Huy, cho biết: “Do mới thành lập nên mùa vừa rồi HTX mới làm được hơn 100 kg Hồng trà và một số Bạch trà, trà Vàng. Chúng tôi chủ yếu xuất khẩu sang Đài Loan và tiêu thụ một phần ở trong nước. Hiện nay, nhiều thương nhân Việt Nam cũng thích dùng các loại trà này nhưng phải mua hàng nhập khẩu ở Đài Loan. Tôi tin rằng, HTX sẽ phát triển được các loại trà có nguồn gốc sạch ở Quản Bạ, mang đi quảng bá rộng rãi ở trong và ngoài nước”.

Bài, ảnh: Lê Hải


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trên mặt trận kinh tế

BHG - Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, "Thời chiến sẵn sàng cầm súng đánh giặc", khi đất nước bình yên "Sẵn sàng cầm cuốc để làm kinh tế"; được sự giúp đỡ của cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Khuôn Lùng (Xín Mần), CCB Hoàng Văn Sơn, thôn Trung Thành đã tận dụng thế mạnh về điều kiện đất đai của gia đình để phát triển cây chè và đã đem lại hiệu quả kinh tế cũng như nguồn thu nhập ổn định; ngoài ra, ông Sơn còn tạo công ăn, việc làm ổn định cho gần chục lao động người địa phương. 

 

28/02/2019
Đồng Văn nhân rộng ủ chua cỏ dự trữ thức ăn cho đàn gia súc

BHG - Xác định, chăn nuôi đại gia súc là ngành kinh tế mũi nhọn, hướng ưu tiên, nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng giảm nghèo; thời gian qua, cùng với việc đẩy mạnh cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, vận dụng linh hoạt chính sách hỗ trợ lãi suất của tỉnh, huyện Đồng Văn còn có nhiều cách như: triển khai chương trình ủ chua dự trữ thức ăn, nhằm tăng số lượng, chất lượng đàn bò, góp phần nâng cao đời sống, cho người dân.

 

28/02/2019
Đổi mới xã vùng biên Phú Lũng

BHG - Ngày càng có thêm nhiều ngôi nhà cao tầng, bề thế như những biệt thự nơi phố thị; tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm, thu nhập tăng, đời sống người dân nâng lên đáng kể… là những đổi thay tích cực của xã biên giới Phú Lũng (Yên Minh) sau một năm đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM). Đầu năm 2018, Phú Lũng - xã biên giới đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn NTM. Sau một thời gian kiên trì xây dựng... 

 

28/02/2019
Điện lực Vị Xuyên đảm bảo an toàn lưới điện và sản xuất, kinh doanh

BHG - Điện là nguồn năng lượng hết sức quan trọng trong sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân. Những năm qua, đặc biệt là năm 2018, cán bộ, công nhân, viên chức (CNVC) Điện lực Vị Xuyên đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, luôn đảm bảo an toàn lưới điện thuộc đơn vị quản lý để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần vào phát triển KT – XH tại địa phương; cũng như đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

 

07/03/2019