Dịch tả lợn châu Phi không lây nhiễm sang người

09:16, 25/03/2019

BHG - Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi đang lan rộng và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trong cả nước; một số người dân lo ngại dịch bệnh lây sang người nên có xu hướng “quay lưng” với thịt lợn. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khẳng định, dịch tả lợn châu Phi không gây bệnh sang người.

Bà Hoàng Bình Định, thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang) vệ sinh chuồng trại, chăm sóc đàn lợn của gia đình.
Bà Hoàng Bình Định, thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang) vệ sinh chuồng trại, chăm sóc đàn lợn của gia đình.

Đến thời điểm hiện tại, dịch tả lợn châu Phi đã xảy tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước; số lượng lợn mắc bệnh phải tiêu hủy hàng chục nghìn con; đặc biệt, tại các địa phương đã công bố dịch, xuất hiện nhiều ổ dịch mới. Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), đây là dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do vi rút gây ra; bệnh lây lan nhanh tỉ lệ lợn chết cao, lên đến 100%; hiện chưa có vắc xin phòng, điều trị bệnh. Virus gây bệnh có sức đề kháng cao trong môi trường; có khả năng kháng khuẩn; tồn tại 2 - 4 tháng trong một cơ sở bị nhiễm bệnh và 5 - 6 tháng trong thịt bị nhiễm bệnh; có thể sống sót trong các sản phẩm từ thịt lợn và có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60­o­C trong 20 phút. Thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định, bệnh dịch tả lợn châu Phi không gây bệnh trên người. Vì Vậy, người dân cần bình tĩnh, không hoang mang, lo lắng, “quay lưng” với thịt lợn; mà nên sử dụng các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh.

Dịch tả lợn châu Phi chưa lây nhiễm vào địa bàn tỉnh ta. Hiện nay, các cấp, ngành và người chăn nuôi đang tích cực triển khai các giải pháp cấp bách ngăn chặn dịch bệnh; trong đó, đặc biệt chú trọng việc lập chốt kiểm dịch tại các địa bàn giáp ranh, khu vực biên giới và thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, mua, bán lợn và các sản phẩm từ lợn; kiên quyết không cho nhập vào địa bàn các loại lợn và sản phẩm từ lợn không đầy đủ giấy tờ kiểm dịch theo quy định; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Hiện, tất cả các địa phương trong cả nước đều kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, mua, bán lợn nên số lượng lợn nhập từ các tỉnh vào địa bàn tỉnh ta giảm đáng kể. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng lớn đến thị trường thịt lợn trên địa bàn tỉnh vì với số lượng gần 600.000 con lợn trong toàn tỉnh, vẫn cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng thịt lợn của người dân.

Vì tâm lý lo ngại, người dân hạn chế sử dụng thịt lợn, khiến giá lợn xuống thấp, một số địa phương đã có tình trạng người chăn nuôi bán tháo đàn khi lợn chưa đủ tuổi xuất chuồng. Điều này không chỉ gây xáo trộn tình hình chăn nuôi, thiệt hại kinh tế mà còn ảnh hưởng đến khả năng tái đàn.

Bà Hoàng Bình Định, thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang) cho biết: Hiện tại, một số hộ chăn nuôi trên địa bàn thị trấn có tâm lý muốn bán tháo đàn vì sợ lợn nhiễm bệnh, rớt giá. Chúng tôi mong muốn ngành chức năng tiếp tục có giải pháp hiệu quả để ngăn chặn sự lây nhiễm dịch bệnh vào địa bàn, để người dân yên tâm chăn nuôi và người tiêu dùng không “quay lưng” với thịt lợn.

Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Trịnh Văn Bình, khẳng định: Vi rút gây dịch tả lợn châu Phi không gây bệnh ở người. Người dân cần nâng cao nhận thức, tránh bị kẻ xấu lợi dụng; cùng chung tay với các cấp, ngành và hộ chăn nuôi phòng, chống dịch bệnh.

Bài, ảnh: BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thành phố Hà Giang đẩy mạnh các giải pháp thu ngân sách

BHG - Năm 2018, thành phố Hà Giang được tỉnh giao kế hoạch thu ngân sách nhà nước (NSNN) gần 299 tỷ đồng; tuy nhiên, số thu thực tế chỉ được trên 225 tỷ đồng. Năm 2019, tỉnh giao thu ngân sách gần 278 tỷ đồng, đây là nhiệm vụ khá khó khăn đối với thành phố. Xác định năm 2019, công tác quản lý và thu ngân sách trên địa bàn sẽ gặp nhiều khó khăn; ngay từ đầu năm, UBND thành phố đã đề ra nhiều giải pháp, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu thu ngân sách địa phương, nhằm góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT-XH. 

22/03/2019
Vĩnh Hảo sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

BHG - Hiện tại, xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang) có 782 ha cam đang cho thu hoạch, sản lượng trên 10.166 tấn; có 857 ha chè kinh doanh, sản lượng gần 3.000 tấn chè búp tươi/năm; đàn gia súc gần 4.000 con, gia cầm trên 12.000 con, cùng với thuỷ sản và các sản phẩm từ rừng kinh tế... Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm và đi sâu vào liên kết, chế biến là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Vĩnh Hảo hiện nay.

 

 

22/03/2019
Toàn tỉnh đã gieo cấy 51.700 ha cây trồng vụ Đông - Xuân

BHG - Tính đến ngày 21.3, toàn tỉnh đã gieo cấy được 51.727,5ha các loại cây trồng vụ Đông - Xuân. Trong đó, đã kết thúc thời vụ gieo cấy lúa Xuân với tổng diện tích 9.156,9ha, với diện tích lúa lai chiếm trên 57%, gồm các loại như Nhị ưu 725, Việt lai 20, TH 3-3, 3-5 hay GS55; lúa thuần tập trung ở các loại giống như ĐS1, J02, Thiên ưu 8; các trà lúa cấy sớm đã đẻ nhánh tối đa, trà muộn đang bẽn rễ, hồi xanh… Cây ngô đã trồng được 26.042,5ha, đậu tương 4.940ha, lạc 5.990,8ha và rau...

22/03/2019
Hội doanh nhân trẻ tổng kết hoạt động năm 2018

BHG - Chiều 21.3, Hội doanh nhân trẻ tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2018, phương hướng hoạt động và Tọa đàm thanh niên Hà Giang khởi nghiệp năm 2019. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Trung Tài, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức – Nội vụ tỉnh; Hà Thị Minh Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Hội doanh nhân trẻ Việt Nam; lãnh đạo một số sở, ban, ngành và các huyện, thành phố; đại diện Hội doanh nhân trẻ tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và các đoàn viên, thanh niên…

 

22/03/2019
Đơn vị cung cấp Làm Chủ Cuộc Săn Với Heo Rừng uy tín